Hôm nay 38
Hôm qua 125
Tuần này 761
Tháng này 2526
Tất cả 17071



Danh Y Trung Quốc

CÁT HỒNG

CÁT HỒNG (284 ?-281)

CÁT HỒNG (284 ? – 341)

Cát Hồng, tự Trĩ Xuyên, hiệu Bảo Phác Tử, người thời Đông tấn, Đơn Duơng, Câu Dung (nay là Giang Tô, Câu Dung), là nhà y học trứ danh thời Lưỡng Tấn về bệnh truyền nhiễm và luyện đơn (thuốc viên). Ông tánh tình trầm tĩnh, không giỏi ăn nói, không thích giao du, từ nhỏ đã khắc khổ cầu học. Dòng dõi gia đình cha ông đều làm quan, nhưng đến khi đời ông thì hoàn toàn phá sản vì xã hội quá động loạn. Năm 13 tuổi  thì cha qua đời, gia cảnh càng thêm nghèo khó. Ông một mặt tham gia cấy trồng để sinh sống, một mặt mượn sách vở để học tập. Ông đốn cây chẻ củi bán lấy tiền mua giấy bút và trong hoàn cảnh khó khăn này, gắng công đọc kinh sử, bách gia chư tử, nghiên cứu sâu về y học, nhất là phép thuật luyện đơn của thần tiên. Ông theo học với thầy Trịnh ẩn (Trịnh Ẩn là ông chú của Cát Hồng, học trò của thuật sĩ Cát Huyền). Sau lại theo học ‘phương thuật thần tiên’ với Thái thú Nam Hải là Bảo Huyền. Cuộc khởi nghĩa của Thạch Băng xảy ra, ông bị sung quân làm chức Đô úy. Có công dẹp nghĩa quân, được phong là Phục Ba tướng quân. Hết giặc, ông không kể gì chiến công, quyết tâm đi khắp nơi tìm đọc sách la.ï Nhà Đông Tấn được lập lên, ông được phong tước ‘Quan nội hầu. Sau đó, nhiều lần được tiến cử, ông đều từ chối khéo. Ông thấy mình đã già, muốn luyện thuốc để mong sống lâu, nghe nói đất Giao Chỉ (nay là Việt Nam) có sản xuất đơn sa (nguyên liệu để luyện đơn), bèn xin đi làm Huyện lệnh Câu Lậu (nay ở phía tây Hà Nội, Việt Nam). Được vua chấp thuận, ông đem gia đình đi về hướng Nam, đến Quảng châu, bị Thứ sử Quảng Châu câu lưu bèn ở ẩn trong núi La Phù Sơn, luyện đơn hái thuốc trị bệnh, viết sách cho đến chết.

Cả đời ông viết sách rất nhiều, có những bộ ‘Bảo Phác Tử’, Ngọc Hàm Phương’, ‘Trửu Hậu Bị Cấp Phương’, v.v.. Bộ ‘Bảo Phác Tử’ gồm có ba quyển: Kim đơnn, Tiêu độc, Hoàng bạch, trong đó ghi phương pháp luyện đơn và sự biến hóa hóa học, là sách chuyên môn hiện còn của Trung Quốc về luyện đơn. Bộ ‘Ngọc Hàm Phương’ là một bộ sách lớn gồm 100 quyển, đáng tiếc là đã thất lạc. Bộ ‘Trửu Hậu Bị Cấp Phương’ trước có tên ‘Trửu Hậu Cứu Tốt Phương’ là bộ sách tiện mang theo mình để sử dụng mà ông đã tuyển chọn từ trong bộ ‘Ngọc Hàm Phương’. Các sách này đủ cho Cát Hồng chiếm một địa vị trọng yếu trong Trung Quốc khoa học sử.