Hôm nay 45
Hôm qua 178
Tuần này 643
Tháng này 2408
Tất cả 16953



Bệnh án xưa

Người thợ già trị bệnh 12

Tác giả: TRẦN NAM HOÀN

Ngày Đăng: 16 : 05 : 2014

MỘT DANH Y KHÔNG TRỊ ĐƯỢC BỆNH LỴ CỦA MÌNH (1936)

            Tôi được nghe một câu chuyện, ông Vũ Quang Lượng  người cùng làng với tôi. Ong mở nhà thuốc ở ngả năm, gần nhà máy sợi Hải Phòng, yết bảng Quảng Tế Đường “Xem mạch trị bệnh nam nữ lão ấu”. Đã trên 10 năm, ông trị được nhiều bệnh, tiếng tăm lừng lẫy. Sách vở nhiều, y sanh thụ huấn đông.

            Bệnh Chứng: Năm ấy ông khoảng 58-59 tuổi . ông mắc bệnh lỵ đi phân đỏ, khi phân trắng đỏ lẫn lộn, ngày 5-7 lần, đêm 5-7 lần, dĩ nhiên ông tự trị, ông uống những bài thuốc sơ khởi thuộc biểu chứng, rồi ông phân định: hàn lỵ hay nhiệt lỵ, thử lỵ hay thấp lỵ, huyết lỵ hay khí lỵ… nhưng hàng tuần không khỏi lại còn gia tăng.

            Ong cuống quýt bắt mấy y sanh đem mục bệnh lỵ trong các sách (Y học Tâm Lĩnh, Phùng Thị, Thọ Thế và Cảnh Nhạc) ra đọc hết quyển này đến hết quyển khác để tìm y lý bệnh lý và phương dược. Ong luận đúng bệnh đúng thuốc thế mà ông uống hàng tuần nữa cũng không khỏi. Lại ngày đêm 15-20 lần, lý cấp hậu trọng, kém ăn , ít ngủ, mệt mỏi hơn.

            Ong nóng lòng bảo với bà :”Nguy quá! Lỵ mà thủy tương bất nhập thì nguy quá”, lại đọc sách, lại cắt thuốc..v.v..

Sau được ông em trị hết.

            Phương thuốc Bình Vị Tán gia vị

            1.- Thương truật 3 đồng cân để điều hòa tỳ vỵ, trừ thấp khoan trung.

            2.- trần bì 3 đồng cân, để hòa can vị, tiêu thấp đàm.

            3.-Hậu Phác: 3 đồng cân để tiêu hóa cái khí đầy trướng.

            4.-Cam Thảo 1 đồng cân (nướng than cho chín) để điều hòa tỳ vỵ và ôn trung. Đó là bài Bình Vị Tán còn gia vị:

            5.- Mạch nha 5 đồng cân (sao vàng) để tiêu cơm và đưa hết phân ra.

            6.- Sơn Tra 2 đồng cân (sao gần cháy) để tiêu cá thịt và cũng là có phần chỉ lỵ

            7.- Thần Khúc 3 đồng cân (chọn thứ chín nướng) để phá tích tiêu đờm, trừ phúc thống (chú ý vị thần khúc ở thị trường tối đa là thần khúc giả).

            Phép chế thần khúc chính: chế vào ngày 6 tháng 6 hay trước giờ dần ngày tam phục mỗi năm.

            Rau răm 3 lạng, cỏ thanh hao 6 lạng (lá , hoa, cây, dùng thứ nào chỉ dùng moat thứ). Thương nhĩ thảo (cây Ké Đầu Ngựa) 6 lạng, 3 vị này giã nát vắt lấy nước tự nhiên.

            Hạnh nhân 1 lạng sao vàng giã dập nhỏ, bột miến trắng 2 cân. Đậu đỏ moat bát nấu chín nhừ, bóc bỏ vỏ, lấy nhân giã nát. Xong lấy nước tự nhiên của 3 vị trên trộn với bột hạnh nhân. Bóp nắn bột miến, bột đậu đỏ cho dẻo, cắt thành từng miếng (to nhỏ tùy ý) rồi đem ủ như ủ men rượu. Khi nó mốc trắng là được. Lấy ra phơi khô, để dành khi dùng sao qua cho thơm sẽ dùng.

            8.- Hoàng Liên 1 đồng cân (chọn thứ tốt, tẩm nước gừng sao sẫm, cho giảm sức lạnh của nó) để thanh tâm nhiệt, sát cam trùng, trừ lỵ đỏ (nếu lỵ ra đàm mũi trắng không có lẫn đỏ thì bỏ hoàng liên).

            9.- Mộc Hương 3 đồng cân để tán tà khí, thông bỉ khí, chỉ phúc thống, khoan hung cách và cũng là kiện tỳ vị nữa.

            10.- Bạch Thược 2 đồng cân (sao vàng sẫm) để bình can định thống và thu liễm hỏa khí.

            11.- Binh Lang 3 đồng cân để phá tích giáng khí và bài tiết không phải rặn.

            12.-Sinh Khương 3 phiến lớn để dẫn thuốc mau tới các kinh lạc và khua động cho nóng ấm các thớ thịt, tức là nó tán hàn tà.

            13.- Đại táo 1 hay 2 quả để hiệp với sinh khương mà tiêu thực và điều hòa dược chất.

            Tất cả đầy đủ lấy thuốc sắc uống.

            Tóm lại bài binh vị tán để trừ thấp, điều hòa tỳ vị.

            Thần khúc, Mạch Nha, Sơn tra để tiêu tích thực, thông khí.

            Mộc hương, binh lang để định thống và trừ lỵ cấp hậu trọng.

            Hoàng Liên Thanh tâm.

            Bạch Thược bình can.

            Sinh khương đại táo tiêu thực và dẫn thuốc vào tỳ vị.

            Tất cả đều có tính cách kiện tỳ hòa vị, điều căn cố bản thì làm sao không chóng khỏi.

            SỰ VIỆC: Ong Vũ Quang Lượng và người em ruột là ông Vũ Chí Hiếu, hai anh em được cụ thân sinh trau dồi y thư, nho tịch và những phương gia truyền kinh nghiệm rất nhiều.

            Ong anh tính nết thuần cẩn, siêng năng học hành, nghĩa lý uyên thâm.

            Ong em tính tình linh hoạt, học hành lấy lệ, mải mê theo đòi tân học.

            Sau ông anh mở nhà thuốc ở Hải Phòng. Ong em đi tìm việc làm ở các nha sở không được, nghĩ mình đã lớn, chưa có sự nghiệp lại thấy anh mở nhà thuốc đông khách phát tài, liền đến xin anh cho phép mở nhà thuốc.

            Tôi (ông anh) lạy chú, chớ làm nghề này, khó lắm, không chịu học mà cũng ra nghề, sát nhân vô đao kiếm, phúc nhà có bao nhiêu?

            Ong em thấy anh bảo vậy thì cũng ngần ngừ e ngại. Nhưng thầm nghĩ mình thông minh linh hoạt hơn anh, lại cũng còn thấm nhuần ít nhiều kinh nghiệm của cha truyền. Ong nhất định mở nhà thuốc (cách xa nhà anh không cho anh biết) ở chợ Hải Phòng, yết bảng Hy Long Đường “Nam nữ lão ấu, nội ngoại toàn khoa kiêm trị”.

            Sau đó mấy tháng, việc em mở nhà thuốc đến tai anh thì sự đã rồi, ông không tài nào dẹp được nữa (bấy giờ nghề thuốc là nghề tự do, ai muốn mở chỉ nộp môn bài là xong)

            Trớ trêu thay! Ong ra làm thầy thuốc được gần 1 năm, ông lại đông khách hơn anh, chữa đâu khỏi đấy. Danh ông nổi như cồn. Tiếng đồn “ông em hay hơn ông anh”.

            Tạo hóa đa đoan, đã trớ trêu lại càng trớ trêu hơn.

            Ong anh mắc bệnh lỵ, loay hoay chữa mãi không khỏi. Trong khi ông anh mắc bệnh lỵ, ngày nào sáng sớm ông em cũng đến thăm. Mấy ngày đầu sợ anh, chẳng dám nói gì. Nhưng khi thấy mấy y sanh đọc sách bô bô và thấy anh chị có vẻ lo sợ, ông em nói với bà chị “bệnh của ông anh thằng em này chỉ cắt một thang là khỏi , học cao hiểu rộng nước đến chân, sự thiết vào thân, còn đem sách ra đọc bô bô thật là chán. Chị nói với anh để em cắt thuốc cho mà uống”.

            Chú lên mà nói, chị chả dám nói.

            Chị chả dám nói thằng em đâu dám. Bàn đi tính lại như vậy 5-7 hôm nữa cũng cứ như vậy nữa.

            Tối hôm đó, bệnh lỵ nặng hơn. Bà chị nói với ông chồng: “Ong à, chú hai chú bảo bệnh của ông chú trị chóng khỏi lắm, ông đổi tay để chú cắt thử 1 thang xem sao, chứ ông uống mãi thuốc mà có khỏi đâu, lỡ nó quá ra thì sao? Lẩm cẩm gần tháng rồi đó!”

            Ong gắt lên bảo :” Thuốc như tôi lại còn có vấn đề đổi tay, mà lại đổi tay sang tay nó. Bà bảo tôi uống thuốc nó cho mau chết à!”.

            Cả nhà thấy ông gắt đều im lặng đi ra.

            Sáng hôm sau ông em lại lên thăm, lại nói với chị như mọi lần. Lần này nói lớn ngay ở cửa phòng, có ý để anh nghe, rồi thừa lúc anh đau bụng bắt lỵ, lẻn vào phòng thẩm xét bệnh tình và ngầm bảo người nhà đem phân ra ngoài xem.

            Khi ra về, ông nói với chị (có vẻ nóng giận, bực mình) “Bà mà không nói với ông ấy để thằng này cắt thuốc cho mà uống, nếu có thế nào, bà chịu trách nhiệm nghe chưa?”.

            Bà chị cảm thấy lo sợ về tiếng nói của em chồng và cũng nóng lòng về bệnh của chồng. Tối hôm đó bắt buộc bà phải mạnh dạn nói với ông về những cung cách và tâm trạng của chú em rất yêu anh không muốn để anh đau lâu, nhưng “sợ múa rìu qua mắt thợ” nên không dám nói. Vậy ông cứ để cho chú ấy cắt thuốc, biết đâu người ta “Phúc chí âm linh” thì sao?”

            Ư hừ! Ong tự nghĩ có phần mệt mỏi rồi, thần trí có vẻ kém thì thuốc thang cũng lẩn quẩn mà vợ nói cũng có lý, ông đành bảo :”Mai nó có lên, bảo nó cắt thuốc cho tôi uống, mà nó cắt những vị gì phải đưa tôi xem rồi sẽ sắc”

            Sáng mai như thường lệ ông em lại thăm anh.

            Bà chị thấy chú em, hớn hở vui mừng bảo :”Chú à! Chị nói với anh rồi, gớm khó lắm, nói mãi anh mới bằng lòng để chú cắt thuốc đó. Chú vào xem mặch và định cắt những vị gì, nói cho anh nghe anh bảo thế.

            Ong em nói :chẳng phải mạch lạc gì cả, lỵ giả lợi dã, em cứ cho lợi là nó hết, còn về vị thuốc gì thì không thể nói ra được. Vì nói ra ông ấy chẳng chịu uống đâu, đã uống thuốc thầy phải tin thầy chứ, không được hỏi vị thuốc. Nếu vậy em cứ sắc thuốc ở nhà rồi đem lên.

            Nói rồi,vội vã ra về, cắt thuốc, sắc thuốc, đến chiều thân hành đem thuốc lên nói với chị hâm nóng lên đem cho anh uống rồi ra về.

            Sáng hôm sau ông lên sớm.

            Bà chị nói: này hay quá chú à, đêm nay anh có bớt lỵ được vài lần mà đã ngủ được đôi chút. Thuốc uống hết rồi.

            Ong mừng quá quay về cắt thuốc, sắc thuốc đến chiều lại thân hành đem thuốc lên cho anh uống.

            Cứ như vậy, có ba thang, bệnh lỵ của ông đã gần khỏi hết, uống luôn mấy thang nữa, bệnh lỵ khỏi hẳn, quay sang bổ tỳ mấy thang nữa là ông khỏe.

            Cả nhà vui mừng, chú hai ra về,

            Mấy hôm sau, ông em lên chơi, gặp lúc anh đang ngồi  ở y phòng pha trà uống. Anh em tay bắt mặt mừng.

            Ong anh nói : “Đang mong chú, mời chú ngồi”.

            Ong em ngồi xuống ghế bành.

            Ong anh mời uống trà rồi nói :Nhờ chú, hôm nay anh đã khỏe, có lẽ nào quên hai chữ cám ơn.

            Dạ em đau dám, đó là bổn phận mà cũng là anh cho phép.

            Giờ đây anh muốn hỏi thật về thuốc, chú phải nói thật cho anh nghe nhé.

            Dạ! Anh cứ hỏi.

            Chắc chắn là chú cho anh uống sái thuốc phiện, nên mới chóng khỏi thế, có đúng không? Mấy hôm nay anh rất nghi ngờ về thuốc.

            Dạ thưa anh không, trăm phần trăm là không. Nếu em đem sái thuốc phiện cho anh uống, chả hóa ra lang băm, lang vườn, lang vô học lắm sao? Em biết rằng trị bệnh lỵ thì “Cửu giả khả cố, tân giả bất khả cố”. Nay bệnh lỵ của anh đau đã phải hoạt lỵ, cũng không phải hàn lỵ và cũng chưa phải cửu lỵ thì sao lại có thể dùng những loại thuốc sái thuốc phiện, túc xác hay kha tử mà cố sáp, mà vít nó lại được. Bất luận bệnh lỵ nào chưa nên vít mà đã cho thuốc vít lại, thì lỵ độc ở lại trong bụng biến sinh ra nhiều bệnh khác, khó trị lắm. Nếu nó phát nóng mà mạch hồng thì phải chết. Có phải thế không thưa anh. Bởi vậy em đã nói “Lỵ giả lợi dã” em đã dùng thuốc thông lợi để anh khỏi bệnh đó.

            Chú nói phải, bệnh lỵ của anh, bán hàn bán nhiệt, phúc trung giảo thông, nếu vít lại thì lỵ độc tác hại. Phải lắm, vậy chú vừa bảo chú dùng thuốc thông lợi, chú cho anh uống đại trệ thang à!.

            Dạ! đâu có, bài đạo trệ thang trong đó có đại hoàng anh uống sao được?

            Vậy cho anh uống gì mà chú bảo là thông lợi?.

            Thưa anh : chẳng nói anh đã quá hiểu. Có phải sách dạy rằng :”phi tích bất thành lỵ” nếu trong bụng không vì tích kết lâu ngày thì không thể phát lỵ được phải thế chăng? Bởi vậy phải thông lợi để phá tích kết.

            Nhưng thông lợi có hai cách: thông uế chất và thông bỉ khí.

            Dùng đại hoàng để thống uế chất, khác nào như giội nước vào rồi lấy chổi quết ra.

            Dùng hậu phác, binh lang để thông bỉ khí, khác nào như bơm hơi vào để thụt hơi ra.

            Vậy chú cho anh uống thông lợi loại nào ?

            Thưa anh :Thông bỉ khí thêm vào đó thấm tháp, tiêu thực và vài phần thanh nhiệt.

            (anh nói) Trong bài thuốc chú cắt những vị gì cho anh uống kể hết cho anh nghe, giải nghĩa từng công dụng của mỗi vị và số lượng của mỗi vị nữa, được không? Bây giờ thì không giấu anh nữa chứ!

            Dạ thưa anh (vừa nói vừa tủm tỉm cười) em xin nói hết, phải không phải xin anh dạy thêm.

            Chú cứ nói cho anh biết đi.

            Thưa bệnh lỵ của anh, bởi đã lâu nay, em thấy anh xông pha mưa nắng thăm bệnh cho người, làm việc tận tụy với lương tâm, ăn ngủ ít, thức khuya dậy sớm, suy nghĩ nhiều sinh ra nội hàn ngoại nhiệt, thanh khí bất thăng, trọc khí bất giáng, hàn khí tương bác, bộ tiêu hóa không thông hành vận chuyển như thường mà phát lỵ thì bệnh lỵ ấy gần như bệnh lỵ của trẻ con , gọi là “cam lỵ”. Thưa anh có đúng thế không ?Bởi vậy em cắt bình vị tán gia vị cho anh uống, chứ không phải mở sách tìm phương xa lạ nào đâu? Đây em xin kể hết cân lạng và công dụng của mỗi vị thuốc (đã nói ở trên)

            Nhưng cái chóng khỏi đó phải kịp thời gian tính. Nếu bệnh anh mà để chậm mấy ngày nữa thì khí sức suy kiệt đi không chịu được thuốc ấy nữa. Bởi vậy mấy ngày gần đây em đến thăm anh, em có gắt với chị, giờ đây em xin lỗi chị.

            Phải lắm rồi (anh). Em của anh khá lắm, thế àm lâu nay cứ coi thường ông em và còn giận ông em nữa. Thật anh không ngờ!

            Dạ!

            Nhưng (anh) tại sao bài thuốc này anh đã uống mà nó lại không khỏi, chả lẽ bệnh của anh không biết sao?

            Bài thuốc ấy anh đã quá hiểu (em nói) . nhưng thưa anh, vấn để khỏi hay không khỏi nó còn thuộc vào “nhân tính” chứ không tại bệnh cũng không tại thuốc.

            Nhân tính là thế nào? Lạ tai quá (anh hỏi).

            Xà! Khó nói với anh quá, nhưng anh đã hỏi thì em phải nói: khi anh em ta còn nhỏ, cha vẫn bảo :” Anh người đức tính thuần cẩn, em thì tính tình linh hoạt”.

            Bởi anh thuần cẩn, anh làm theo vương đạo, chính anh rụt rè với bản thân anh. Anh dùng thuốc “y thủ úy vĩ””, ví dụ :

            Mộc hương anh sợ tán khí, anh theo cổ pháp, anh mài vào thuốc độ vài phân thôi.

            Binh lang, hậu phác anh sợ háo khí huyết, anh chỉ dùng một đồng là nhiều.

            Mạch nha sơn tra anh sợ bào mỏng ruột cũng dùng rất ít…

            Thuốc đánh bệnh đã ít, anh lại còn sợ kiệt sức, rồi thêm sâm thêm truật chẳng hạn để bổ sức nữa.

            Thưa anh con tàu ở trên cạn, bắt mất đứa lực lưỡng túm vào mà đẩy thì nó phải đi. Nhưng nếu chọn rặt mất thằng ốm bắt đẩy, đã vậy lại còn sai mấy thằng cường tráng giữ lại thì làm sao con tàu nó đi được.

            Bởi anh dùng thuốc cho anh cũng như vậy, cho nên mới bị mang tiếng “một danh y không trị được bệnh lỵ của mình”.

            Về phần em, những vị thuốc chủ bệnh, em dùng tới 2-3 đồng cân, để lấy sức nó tiêu cho mạnh, trong đó chỉ một vài vị hòa được, chứ không có bổ chi vội. Em làm mạnh ngay vài ba thang cho nó hết bén đi rồi sẽ cho uống sâm linh bạch truật tán cho nó vừa tiêu vừa bổ. Sau đó em dùng luôn mấy thang bổ trung ích khí để đại bổ thì làm sao còn có hậu hoạn. Như nay anh tuổi đã nhiều phải uống vài chục thang bổ trung nữa mới chắc.

            Chú nói phải, có lẽ lỗi tại anh. Nhưng chú vừa nói hậu hoạn thì hậu hoạn là gì?

            Thưa anh : sau khi bệnh lỵ hết có thể phát bệnh khác. Ví dụ : lỵ hậu khái thấu suyễn, lỵ hậu phù thủng, lỵ hậu hạc tất phong… V. v. Những hậu hoạn ấy không để phòng sao được. “Thánh Nhân trị vị bệnh, bất trị dĩ bệnh” phải không ạ!.

            Oi! Thế mà ta cứ khinh em ta, có lẽ ta mắc bệnh lỵ này là để ta biết đến người em yêu qúy của ta chăng? Thật là “nan vi huynh”.

            Anh dạy quá lời, thôi em hãy xin về.

            SUY XÉT:

            1.- Một gia đình theo cổ học, người cha đem đạo học nho y của mình đã thâu hoạch được nhồi nắn cho hai con, để sau này hai người con xuất thân trong y nghiệp cũng đều là người có thực học và chân tài cả. Vậy mà nghe thế tục có người nói :những người lớp xưa làm lang đa số thuộc loại không có nghề ra gì mới làm lang”. nói thế là vơ đũa.

            2.- Một gia đình có tình huynh đệ hữu cung như vậy, cũng là một gia phong nề nếp đáng làm gương cho những gia đình nào ngược lại.

            3.- Điều đáng chê là người anh quá nghiêm khắc với gia đình và người em cũng quá sợ anh. Nếu cứ chấp nê chữ nghiêm và cữ giữ lòng kính sợ mà không thông biến để trị bệnh cho anh hay người anh cứ tự kiêu mà tự trị . hỏi rằng bệnh anh sẽ ra sao ?

            4.-Làm thầy lang dù học rộnh hiểu sâu, nhưng cá tính cẩn thận quá cũng sinh ra do dự bất quyết thì việc trị bệnh cũng giảm hiệu năng mà những thầy linh hoạt quá mức cũng nên hãm phanh lại cho vừa. Nghĩa là không nên vương đạo quá, mà cũng không nên bá đạo quá, phải tùy nghi, “Khả bá khả vương” mới là chấp trung.

            5.-Những câu thành ngữ về bệnh lỵ: Lỵ thuộc thấp nhiệt, phi tích bất thành lỵ; lỵ giả lợi giả; cửu giả khả cố, tận giả bất khả cố; lỵ thân nhiệt, mạch hồng giả nan trị.v.v.. cũng nên thuộc nằm lòng để phòng khi gặp bệnh lỵ mà trị mới mau kiến hiệu.

            6.- Những thầy đông y đang trị bệnh lỵ cho người nào đó và những người đang mắc bệnh lỵ hay những người mắc bệnh lỵ mới khỏi đọc y thoại này có lẽ cũng thêm một vài phần suy luận nào chăng?