Hôm nay 133
Hôm qua 113
Tuần này 579
Tháng này 3692
Tất cả 14048



Bệnh án xưa

Người Thợ Già Trị Bệnh 1

Tác giả: TRẦN NAM HOÀN

Ngày Đăng: 07 : 06 : 2012

PHỤ TỬ NHIỀU MỚI HỒI DƯƠNG

            1921-TÂN DẬU

Người bệnh: bà cụ Ngô Thị Giản, ngòai 60tuổi, thân hình gầy yếu, chậm chạp quê mùa. Cụ ở cùng gia đình con rể tại phố chợ Tam Thôn, xã Liễu Đề, tỉnh Nam Định. Cụ nuôi con gái riêng để hầu hạ.

Chứng bệnh: đau bụng, thượng thổ hạ tả, vài hôm sau mạch trầm tế, thóat dương, thuộc thời khí dịch tả.

Phương thuốc: hoắc hương chính khí tán: 2-3 thnag không khỏi. Phụ tử lý trung thang (Tức Lý Trung Thang thêm phụ tử) uống 2-3 ngày không khỏi.

Sự việc: cuối tháng 4 năm ấy, khí trời độc, phát bệnh dịch tả. Dân làng vùng ấy rải rác đã có mấy người chết, họ đang xôn xao lo sợ.

            Ông con rể bà cụ mở cửa hàng thuốc làm thầy lang ở phố chợ ấy. Bỗng trong nhà ông có bà cụ mẹ vợ mắc bệnh nói trên.

            Ông lo sợ, điều trị gấp, nhưng đã uống những thứ thuốc trên mà chưa khỏi. Trong khi uống Phụ Tử Lý Trung, còn chờ đợi để nghe bệnh, nghe thuốc, tối hôm đó, ông bà và mấy  người vào nhà trong để đánh bài.

Cô gái giúp việc vào thưa ông là: cụ cố nãy giờ đã đi tả hai lần, kêu đau bụng lại lạnh cả tay chân, mồ hôi ra nhiều, mặt thâm đen. Vậy thuốc cũ con cứ rót ra uống hay thuốc khác ạ!

Nghe qua, ông hầm hừ (mải mê nước bài) bảo: mày lấy gói phụ tử cho thêm vào vài miếng vào thang thuốc ban nãy, sắc lấy một nước cho cụ uống hộ ông mau con nhá!

Dạ! Cô gái hốt hỏang mở ra tìm gói phụ tử trút cả vào thang thuốc, sắc vội vàng cho cụ uống một bát, lát sau, cô lại cho cụ uống một bát vơi vơi nữa. Xong cô đi ngủ.

Qua nửa đêm tàn canh bài, ông bà lang bấy giờ mới nóng lòng ra thăm bà mẹ.

Hỏi cụ, cụ không trả lời, thấy cụ cứ nằm yên, ông bà lang sợ quá, gọi cô gái dậy hỏi: ban nãy ông bảo vậy, rồi mày cho vào thang mấy miếng phụ tử? (Ý ông sợ nó cho nhiều quá , bà cụ ngộ độc cấm khẩu).

Dạ! Dạ! Cô gái sực nhớ hai tiếng “mấy miếng” sợ quá, nhưng cũng phải nói thật. Dạ! Ông bảo con lấy gói phụ tử, con bỏ cả sắc cho cụ uống rồi, mới uống có một lần a.

Chết tao rồi (ông nói) tao bảo mày bỏ thêm vài miếng, mày bỏ cả gói vào, gói ấy những một lạng, tao mới cho cụ uống 3-4 miếng.

Bà lang cuống quýt chạy vào rờ mẹ, lát sau ra nói: ông à, ông vào đây xem mạch mẹ xem. Tôi thấy tay chân mẹ hơi ấm mà da thịt và trán chỉ hơi âm ấm, chứ không ra mồ hôi quá nhiều như hôm qua.

Ông vào xem mạch thấy mạch hơi hữu lực mà sắc mặt đã hơi tươi cười, không thấy thâm đen nữa. Thầm nghĩ có lẽ nhờ phụ tử nhiều mà mau hồi dương chăng! Rồi bảo :cụ có thể khỏi. Thôi mày sắc thuốc ấy nước nữa để cho cụ uống.

Xong ông thở dài nhẹ nhõm. Cả nhà đi ngủ.

Sáng mai thức dậy, thấy cụ tỉnh tỉnh và cụ gọi xin miếng nước, lại thấy từ nửa đêm đến sáng không đi tả nữa, cả nhà mừng quýnh, ông gọi cô gái bảo:

Vội vàng hấp tấp như thế, may mà cụ khỏi thì tao cũng nhờ mày, tao đội ơn mày. Nhưng lỡ bệnh khác mà lầm lẫn như vậy có ngày chết, nay phải cẩn thận nhé.

Dạ! Cô gái thở dài, có vẻ vui mừng ra ngòai lầm bầm chửi thề :”lầm với chẳng lẫn, tao không lầm thì chết toi.”.

Nói về ông rể ấy, ông là anh ruột mà là anh thứ ba của tôi. Ông là người trí thức, những sách vở đông tây kim cổ, hiểu sâu, biết rộng, từ chương thi phú, xuất khẩu thành văn, nhất là sử địa thế giới, hỏi đâu biết đấy, ứng đáp mẫn tiệp, ông thi hương khoa sau cùng, không đỗ bất đắc chí, ông đọc các sách cổ y dược, nhất là mục thương hàn ở Y Học Nhập Môn, ông thuộc lòng cả chữ nhỏ, không sót một chữ. Ong làm thầy thuốc ở chợ Tam Thôn đầu tiên thuở ấy.

Tôi là em ruột từ quê làng (dịch diệp, nam Định) về thăm anh chị ở đấy, tình cờ gặp bà cụ bị bệnh thời dịch về truyền nhiễm, tôi tuy có sợ, nhưng về y duợc tôi là con nhà nghề đã hơi có ý thức nên có để ý và cũng có nghe cô gái chửi như vậy.

Suy xét: Ta hãy đặt câu hỏi:

1.Nếu cô gái ấy không lầm mà đổ cả lạng phụ tử vào cho uống để bà cụ ấy sống thì bệnh tình bà cụ đã ra sao? Ông lang ấy xoay trị cách nào và có dám dùng phụ tử nhiều như vậy không?

Nếu ông lang chỉ dám dùng phụ tử từ 1đồng cân đến 1đồng 5 phân thì chắc là bệnh bà cụ chưa khỏi, mà chưa khỏi thì ông cho hồi hương hay quan quế là cùng, chứ chẳng nghĩ ra phụ tử phải làm nhiều như vậy.

Nếu đã không dám làm nhiều thì vô tình cô gái ấy đã “giải phát” ra cho những ai trong y giới, mà chưa biết thì sau đó có gặp những bệnh nhân hư hàn tiết tả mà đã thóat dương sẽ dám dùng phụ tử nhiều, phải không?.

Mạch trầm tế, tạng hư hàn tiết tả, tay chân lạnh, mồ hôi ra là thóat dương, lại tuổi già thì can khương, phụ tử dĩ nhiên. Nhưng phải dùng nhiều mới mau hồi dương, tại sao?

Bởi phụ tử tính nó nóng lại đi khắp kinh rất nhanh, chứ không đứng lại (tính tẩu bất thủ). Nay dùng nhiều thì nó càng đi nhanh khắp mạnh hơn, nó lại được càn khương phụ tá, để dẫn chất nóng ấy đi nhanh vào tỳ vị (càn khương nhập tỳ vị) thì ôn trung tán hàn càng mau (phụ tử vô khương bất nhiệt) cho nên mau hồi dương.

3.Như vậy, nếu không phải là bệnh chân hàn và trường hợp cấp cứu như trên, ta chớ dùng nhiều phụ tử, biết rằng “Phụ tử bổ hư rất mạnh, nhưng cũng rất độc” ta phải dè dặt, phải chăng? (Tri phụ tử khả dĩ bổ hư, nhi bất tri kỳ độc). Trong lời tựa của Y Học Nhập Môn còn nói rằng: có những ông lang bệnh gì cũng cho uống phụ tử nhiều. Người ta nói ông lang ấy là “Ông Lang Phụ Tử” thì tôi không dám bàn tới.

 

PHƯƠNG THUỐC: PHỤ TỬ LÝ TRUNG THANG

Đảng sâm: 5đồng cân, sao vàng. Nói về sâm thì cô nhân dạy ta dùng nhân sâm để bổ dương khí cho mau. Nhưng thị trường tối đa là sâm giả. Vậy ta nên dùng Dương Sâm hay Nhị Hồng Sâm? Nhưng những sâm này nó lại hàn (mặc dù ta tẩm gừng sao) mà đã là hàn thì không nên dùng cho nên ta dùng đảng sâm cho nó ôn vậy.

Bạch truật: 5 đồng cân sao vàng.

Can khương: 2 đồng cân. Nếu uống thuốc này bệnh tả đã cầm, dương đã hồi, mà sau đó còn đau lưng thì ta đổi càn khương thành bào khương, vì bào khương nó nhập thận.

Cam thảo: 1 đồng 5 phân. Nướng than đỏ cho vừa chín, đừng tẩm mật sao. Vì nướng thì nó ôn trung.

Phụ tử: 1 lạng. Dùng phụ tử đen, đừng dùng phụ tử trắng ì phụ tử trắng là bạch phụ nó chỉ khu phong mà thơi.

Tất cả sắc lấy nước mà uống.

Trích Người Thợ Già Trị Bệnh

Định Ninh Lê Đức Thiếp