Hôm nay 57
Hôm qua 178
Tuần này 655
Tháng này 2420
Tất cả 16965



Sách Xưa

Nạn Kinh từ nạn 71-81

Tác giả: Lương Y Trần Nam Hoàn

Ngày Đăng: 26 : 04 : 2012

NẠN THỨ 71

Dịch nghĩa

HỎI: trong y kinh nói: châm vinh không làm hại vệ, châm vệ không làm hại vinh, là như thế nào?

TRẢ LỜI: châm vệ khí ở phần dương, nên dùng cách đặt kim nằm mà châm nông, để khỏi tổn hại đến vinh khí; châm vinh khí ở phần âm nên trước dùng tay trái ấn vào chỗ huyệt làm cho vệ khí ở chỗ đó tán ra đã rồi sẽ châm để khỏi tổn hại đến vệ khí. Như vậy tức là cách châm vinh không tổn thương vệ, châm vệ không tổn thương vinh.

NẠN THỨ 72

Dịch nghĩa

HỎI: trong y kinh nói: hiểu được cách châm nghinh tùy theo khí của các kinh mạch, thì có thể làm cho khí kinh mạch được điều hoà, mà phương pháp điều khí thì vấn đề chủ yếu là điều hoà âm dương, ý nghĩa là như thế nào?

TRẢ LỜI: vận dụng cach châm nghinh tùy tức là trước cần hiểu rõ sự phân bố lưu hành của khí vinh vệ và chiều hướng vận chuyển đi lại của các kinh mạch, sau đó theo vào phương hướng thuận nghịch của đường tuần hành, chặn cái thế đến mà châm ngược lại, hoặc theo chiều đi mà châm thuận kim, nên gọi là nghinh tùy. Còn về phương pháp điều khí thì vấn đề chủ yếu tức là điều hoà âm dương, cũng tức là trước cần nhận thức được quan hệ trong ngoài biểu lý lẫn nhau của cơ thể, rồi theo vào hiện trạng âm dương hư thực mà điều trị. Cho nên nói: phương pháp điều khí cần phải điều hoà âm dương.

NẠN THỨ 73

Dịch nghĩa

HỎI: các hguyệt tĩnh đều ở chỗ mỏng cạn của thịt, kinh khí nhỏ ít, không đủ để dùng phép tả, nếu cần dùng phép tả thì châm như thế nào?

TRẢ LỜI: các huyệt tĩnh của kinh tạng, trong ngũ hành đều thuộc mộc, các  huyệt huỳnh đều thuộc hoả, mộc sinh được hoả, hoả là con của mộc, cho nên khi cần châm tả huyệt tĩnh, thì căn cứ vào nguyên tắc “thực thì tả con”, mà có thể đổi sang cách châm tả huyệt huỳnh. Vì thế trong y kinh xưa đã nói: bệnh nên chữa bằng phép bổ, thì không được dùng bừa phép tả, bệnh dùng phép tả để chữa, thì không được dùng bừa phép bổ. Tức là lẽ ấy.

NẠN THỨ 74

Dịch nghĩa

            HỎI:Trong Y Kinh nói: Mùa xuân nên châm huyệt tĩnh, mùa hạ nên châm huyệt huỳnh, mùa qúy hạ nên châm huyệt du, mùa thu nên châm huyệt Kinh, mùa đông nên châm huyệt hợp, là ý nghĩa như thế nào?

            TRẢ LỜI: Mùa xuân nên châm huyệt tĩnh là vì bệnh tà thường ở can, mùa hạ nên châm huyệt huỳnh vì bệnh tà thường ở tâm, mùa qúy hạ nên châm huyệt du vì bệnh tà thường ở phế, mùa đông nên châm huyệt hợp vì bệnh tà thường ở thận.

            HỎI: Còn ngũ tạng Tâm Can, Tỳ , Phế, Thận cùng liên hệ với 4 mùa xuân hạ thu đông khác nhau, đó là vì sao?

            TRẢ LỜI: Vì bất kỳ một ngũ tạng nào trong ngũ tạng phát bệnh, thường theo vào từng mùa tương ứng: về các phương diện năm sắc, năm mùi năm vị, năm thanh âm, năm thứ dịch cũng có sự biểu hiện tương ứng. Nên bệnh can làm ví dụ để nói: can thuộc mộc, mộc vượng ở mùa xuân, mỗi khi có hiện tượng mặt xanh mùi hôi, thích ăn chua, thường hò hét, chảy nước mắt, đều là đặc trưng của bệnh can. Bệnh của một tạng mà còn phức tạp như vậy, bệnh của năm tạng càng nhiều vẻ hơn, không thể một lúc nói hết được. Nhưng bốn mùa trong một năm đều có khí hậu  thời lệnh nhất định, đem thuộc tính ngũ hành của những thứ khí hậu thời lệnh ấy, liên hệ với thuộc tính ngũ hành của các huyệt tĩnh, huỳnh, du, kinh, hợp để châm bổ châm tả, thì sự huyền diệu của phép châm, đã ở trong những chỗ tinh tế đó rồi.

 

NẠN THỨ 75

Dịch nghĩa

            HỎI: trong y kinh nói: tạng thuộc phương đông thực mà hữu dư, tạng thuộc phương tây hư mà bất túc thì nên dùng phép tả tạng ở phương nam, dùng phép bổ tạng ở phương bắc, là ý nghĩa như thế nào?

            TRẢ LỜI: kim mộc thủy hoả thổ ở trong ngũ hành cần luôn luôn giữ được quan hệ thăng bằng nhịp nhàng giữa các thứ với nhau, phương đông là thuộc mộc, phương tây là thuộc kim, nếu khi mà mộc muốn thịnh lên, thì kim đến khắc, để có sự thăng bằng, hoả muốn thịnh lên, thì thủy đến khắc để có sự thăng bằng, thổ nmuốn thịnh lên thì mộc đến khắc để có sự thăng bằng. Phư8ơng đông thuộc mộc trong ngũ hành cũng ví với can một tạng ở phương đông thực mà hữu dư, tức là chỉ vào chứng can thực. Phương tây thuộc kim trong ngũ hành cũng ví với phế, một tạng ở phưông tây hư mà bất túc, tức là chỉ vào chứng phế hư, khi chữa dùng phép tả ở nam, dùng phép bổ ở bắc, tức là ví phương nam thuộc hoả, mộc sinh được hoả, hoả là con của mộc . phương bắc thuộc thủy, thủy sinh được mộc, thủy là mẹ của mộc. Vì thủy có tác dụng khắc hoả, bổ vào tạng con có thể làm choi tạng khí của tạng mẹ đầy đủ lên, tả vào tạng mẹ có thể làm cho tạng khí của tạng con suy giảm bớt. Vì thế tả tâm hoả ở phương nam, bổ thận thủy ở phương bắc, để chữa chứng can thận phế hư, tức là để làm cho kim khỏi bị mộc phản vũ mà được bình thường. Trong y kinh nói: không nắm được phép tắc chữa chứng hư mà còn nói chữa được những bệnh phức tạp khác thì làm thế nào được? Đó tức là ý nghĩa của những điều nói trên.

NẠN THỨ 76

Dịch nghĩa

            HỎI: thế nào gọi là bổ tả, khi nên dùng phép bổ thì lấy khí ở đâu? Khi nên dùng phép tả thì theo chỗ nào đưa khí ra?

            TRẢ LỜI: khi bổ có thể châm nông phần dương ở ngoài, nói vệ khí vận hành để lấy khí, khi tả có thể châm sâu phần âm ở trong, nơi vinh khí chảy dồn để phóng khí. Nếu dương khí không đủ, âm khí có thừa thì nên trước bổ vệ khí là dương, sau là tả vinh khí là âm. Am khí không đủ, dương khí có thừa thì nên trước bổ vinh khí là âm, sau tả vệ khí là dương, làm cho khí vinh vệ đều lưu thông vận hành được bình thường, như vậy tức là mục đích chủ yếu của phép châm bổ châm tả.

NẠN THỨ 77

Dịch nghĩa

            HỎI: trong y kinh nói. Thầy thuốc bậc thượng đẳng có thể chữa bệnh chưa phát, thầy thuốc bậc trung đẳng chỉ có thể chữa bệnh đã phát, điều này giải thích như thế nào?

            TRẢ LỜI: nói chữa khi bệnh chưa phát, là ví dụ như khi thấy can đã có bệnh, thì biết được vì quan hệ can mộc khắc tỳ thổ, bệnh tà của can sẽ truyền đến cho tỳ, cho nên trước làm cho khí của tỳ thổ đầy đủ lên thì không bị tà khí của can xâm nhập, vì thế nói thầy thuốc bựa thượng đẳng có thể chữa khi bệnh chưa phát. Nói thầy thuốc bậc trung đẳng chỉ có thể chữa bệnh đã phát, tức là khi bệnh can phát ra, không hiểu được lẽ truyền biến lẫn nhau nên chỉ chuyên chú chữa vào can, cho nên nói chỉ có thể chữa bệnh đã phát.

NẠN THỨ 78

Dịch nghĩa

            HỎI: phép châm có bổ có tả, cách thao tác như thế nào?

            TRẢ LỜI: châm bổ châm tả không cần phải là lấy các châm kim theo thở vào thở ra làm cách cốt yếu, người giởi dùng kim thì tin vào cách đè huyệt của tay trái, người không giỏi dùng kim thì tin vào cáh cầm kim tay phải. Khi châm kim trước cần lấy tay trái đè ấn trên huyệt dùng ngón tay búng nhẹ trên da chỗ châm. Làm cho lạc mạch và da trương lên, lại dùng móng tay đè chặt lấy huyệt, khi khí đến dưới ngón tay sẽ hiện ra hình dạng giống như động mạch kích động, khi nhân đó châm kim vào, đợi khi kim đắc khí rồi thì đẩy kim vào như thế là phép bổ, lay lắc thân kim để dẫn khí ra ngoài tức là phép tả. Nếu dưới kim không đắc khí thì nên dùng phương pháp nhấc lên cắm xuống, nam thì châm nông, nữ thì châm sâu. Nếu hoàn toàn không đắc khí tức là chứng chết khó chữa.

NẠN THỨ 79

Dịch nghĩa

            HỎI: trong y kinh nói: dùng phép tả “nghinh nhi đoạt” thì tà khí làm thế nào mà không từ thực chuyển thành hư được? Dùng phép bổ “tuỳ nhi tế” thì chính khí làm thế nào mà không từ hư chuyển thành thực được? Chứng hư dùng phép bổ để làm đầy đủ chính khí, thì cần có cảm giác giống như được như mất. Chứng thực dùng phép tả, làm cho thế của tà yếu đi, cũng cần phải có cảm giác giống như có giống như không. Điều này giải thích như thế nào?

            TRẢ LỜI: phép tả “nghinh nhi đoạt” là theo quan hệ mẹ con của ngũ hành, mà dùng phép tả vào huyệt con. Phép bổ “tuỳ nhi tế”. Cũng tức là phép bổ  vào huyệt mẹ. Ví dụ như khi tâm hoả có bệnh, vì hoả sinh thổ, thì nên châm tả vào huyệt du thuộc thổ của kinh thủ quyết âm tâm bào lạc (đại lăng), như vậy tức là phép tả “nghinh nhi đoạt”. Vì mộc thì sinh hoả, châm bổ vào huyệt tĩnh thuộc mộc của kinh thủ quyết âm tâm bào lạc (trung xung) như vậy tức là phép bổ “tuỳ nhi tế”. Còn sự thịnh suy của tà khí chính khí, thì cảm giác ở dưới kim là cứng căng có lực, và mềm nhũn không có lực. Khi châm bổ hư dưới kim cảm thấy cứng chắc có lực, là đắc khí, khi châm tả thực dưới kim cảm thấy mềm nhũn trống rỗng, là tà khí đã tán rồi, cho nói có được cái gì, như có mất cái gì.

NẠN THỨ 80

Dịch nghĩa

            HỎI : trong y kinh nói: có khi thấy nhhư vào, có khi thấy như ra, hai câu này ý nghĩa như thế nào?

            TRẢ LỜI: nói có khi thấy như vào, tức là nói trước dùng tay trái đè huyệt, đợi khi dưới ngón tay xuất hiện mạch khí đến thì liền đó đưa kim châm châm vào, châm kim vào rồi, ở dưới kim rõ ra là đắc khí, thì có thể rút kim ra. Đó tức là ý  nghĩa của câu nói có khi thấy như vào, có khi thấy như ra.

NẠN THỨ 81

Dịch nghĩa

            HỎI: trong y kinh nói: không làm thực thêm chỗ đã thực, hư thêm chỗ đã hư, tổn hại chỗ không đủ, bổ ích chỗ có thừa, đó là chỉ vào hư thực ở mạch thốn khẩu hay là chỉ vào hư thực vốn có của bệnh tật?

            TRẢ LỜI: đó chỉ vào bệnh tật, không phải là chỉ vào mạch thốn khẩu, là nói về hư thực vốn có của bệnh tật. Giả như bệnh can thực mà phế hư, thì can thuộc mộc, phế thuộc kim, giữa kim với mộc có thể thông qua quan hệ chế ước lẫn nhau mà có được sự thăng bằng, cần biết dùng phép bổ kim bình mộc, giả như bệnh phế thực mà can hư, can khí đã suy yếu, người dùng châm không bổ can mà lại bổ phế, làm cho phế càng thực thêm. Vì thế nói: làm thực chỗ đã thực, làm hư chỗ đã hư, tổn hại chỗ không đủ, bổ ích chỗ có thừa, đó là tác hại do bực thầy thuốc trung đẳng gây ra.

Đến đây là hết 81 nạn kinh

            Đây là những căn bản gối đầu giường của các nhà nghiên cứu kinh điển đông y. Mong rằng vừa qua những câu hỏi nạn kinh này đã giúp cho nhiều qúy vị lương y ôn tập những cái hay của thầy thuốc xưa và đến bây giờ cũng vẫn còn giá trị thực tiễn.

TRÂN TRỌNG CÁM ƠN ĐẾN QÚY NHÀ ĐÃ HẢO TÂM, QÚY LƯƠNG Y, QÚY LƯƠNG DƯỢC, QÚY KỸ THUẬT VIÊN ĐÃ ỦNG HỘ CHO HỘI ĐỂ HOÀN THÀNH NHỮNG ĐIỀU LỢI ÍCH NÀY

BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐÔNG Y QUẬN TÂN BÌNH