Hôm nay 96
Hôm qua 113
Tuần này 542
Tháng này 3655
Tất cả 14011



Sách Xưa

Nạn Kinh từ nạn 51-60

Tác giả: Lương Y Trần Nam Hoàn

Ngày Đăng: 26 : 04 : 2012

NẠN KINH 51

            Dịch nghĩa

            HỎI:người bệnh có muốn được ấm cũng có muốn được mát, có muốn gặp người, cũng có không muốn gặp người, những trường hợp khác nhau như vậy, là bệnh thuộc về những tạng phủ nào?

            TRẢ LỜI: Người bện muốn được mát mà lại muốn gặp người, đó là thuộc bệnh ở phủ; người bệnh muốn được ấm mà lại không muốn gặp người đó là thuộc bệnh ở tạng, vì sao nói như  vậy? Vì lục phủ thuộc dương, bệnh dương chủ về nhiệt. Cho nên muốn được mát mà lại muốn thấy người, ngũ tạng thuộc âm, bệnh âm chủ về hàn, cho nên muốn được ấm, mà lại muốn đóng kín cửa ở một mình trong nhà, sợ nghe tiếng người. Vì thế, căn cứ vào những điều đó thì có thể biện được bệnh thuộc tạng hoặc bệnh thuộc phủ.

NẠN KINH 52

            Dịch nghĩa

            HỎI: Phủ hoặc tạng phát bệnh, trên căn bản là giống nhau phải không?

            TRẢ LỜI: trên bản chất là khác nhau.

            HỎI: Sự khác nhau như thế nào?

            TRẢ LỜI: bệnh huộc tạng, phần nhiều là yên tĩnh mà không di động, chỗ đau không có biến động. Bệnh thuộc phủ phần nhiều có một thứ khí giống như có, giống như không, chạy động lên có tiếng, khi lên khi xuống, đi lại lưu động, không có chỗ cố định. Cho nên, căn cứ vào tình hình ấy thì biết được bệnh tạng bệnh phủ, trên căn bản là khác nhau.

NẠN KINH 53

            Dịch nghĩa

            HỎI: Trong y kinh nói: bệnh có thất truyền thì chết, truyền cách một tạng thì sống, là ý nghĩa như thế nào?

            TRẢ LỜI: Thất truyền là theo thuộc tính ngũ hành của 10 thiên can. Thường cách ra 7 vị trí truyền đến tạng bị khắc, còn truyền cách một tạng là theo quan hệ tương sinh mẹ con của ngũ hành, do tạng mẹ truyền đến tạng con. Vì sao nói như vậy? Giả như tâm có bệnh truyền đến phế, (hoả khắc kim) lại từ phế truyền đến can, (kim khắc mộc) lại từ can truyền đến tỳ, (mộc khắc thổ) lại từ tỳ truyền xuống thận (thổ khắc thủy) lại từ thận truyền lên tâm (thuỷ khắc hoả)  tiếp theo đó vẫn từ tâm truyền đến phế; nhưng trước đó phế đã bị tâm trtuyền đến rồi, thì không thể bị thương lần tiếp nữa, cho nên nói truyền biến theo quy luật tương khắc cách bẩy lần thì chết. Nếu là cách một tạng mà truyền đến tỳ, tỳ truyền đến tạng con. Giả như tâm có bệnh truyền đến tỳ, tỳ truyền đến phế, phế truyền đến thận, thận truyền đến can, can truyền đến tâm, đó tức là truyền theo lẽ tương sinh; cuối cùng vẫn quay lại đến tạng bắt đầu, hết vòng lại bắt đầu, liên tục với nhau. Không có chỗ đầu mối, như một cái vòng tròn, cho nên nói cách truyền biến hư vậy, tiên lượng là sống.

NẠN KINH 54

            Dịch nghĩa

            HỎI: bệnh tạng khó chữa, bệnh phủ dễ chữa là vì sao?

            TRẢ LỜI: bệnh tạng sở dĩ khó chữa là vì phải truyền đến chỗ tương khắc, bệnh phủ dễ chữa là vì truyền đến chỗ tương sinh, mẹ truyền đến con. Như vậy cũng giống với lẽ thất truyền, truyền cách một tạng nói ở trên.

NẠN KINH 55

            Dịch nghĩa

            HỎI: bệnh có tích, có tụ thì phân biệt như thế nào?

            TRẢ LỜI: bệnh tích thuộc âm khí, bệnh tụ thuộc dương khí, cho nên đặc trưng của âm bệnh là trầm và phục, đặc trưng của dương bệnh là phù mà động, bệnh về âm khí hữu hình chất chứa lại mà sinh ra, gọi là tích; bệnh về dương khí vô hình tụ hợp lại mà thành gọi là tụ  cho nên bệnh tích là do ngũ tạng mà sinh, bệnh tụ là do lục phủ mà thành. Vì tích là bệnh thuộc âm khí của ngũ tạng. Nên khi bắt đầu phát sinh, là có chỗ cố định, đau không ra ngoài phạm vi chỗ bệnh, có hình dạng có chỗ trên chỗ dưới, hai bên có bờ mép. Tụ là bệnh thuộc về dương khí của lục phủ, khi mới phát không có gốc, hoặc lên hoặc xuống không có chỗ cố định, như vậy tức là tụ. Cho nên theo ở những chứng trạng ấy thì có thể phân biệt được bệnh tích bệnh tụ.

NẠN THỨ 56

Dịch nghĩa

Hỏi: Bệnh Tích của ngũ tạng đều có tên gọi không? Bị bệnh vào những tháng nào? Ngày nào?

Trả lời: Bệnh Tích của can gọi là “phì khí”, ỏ phía dưới sườn bên trái, có khối sưng lồi lên giống như cái chén úp, trên dưới như có đầu có chân, lâu ngày không khỏi thì sẽ sinh ho, khí nghịch lên nóng rét giống như bệnh sốt rét, kéo dài hàng năm chữa rất khó lành, loại bệnh tích này là bị vào ngày mậu ngày kỷ trong tháng 6. Vì sao nói như vậy? Vì bệnh tà của phế, từ phế truyền biến đến can (kim khắc mộc) thì đáng lẽ can thiệp nhận rồi truyền biến đến tỳ (mộc khắc thổ) nhưng ở tháng 6 và thời kỳ vượng thịnh của  tỳ thổ, đang lúc vượng thịnh thì ít bị tà, bệnh tà của c an không truyền được lại cho tỳ, lại muốn truyền về cho phe, phế lại không  chịu tiếp nhận, vì thế mới lưu động, uất kết lại ở can mà thành bệnh Tích. Cho nên biết được bệnh phì khí là bị bệnh vào ngày mậu ngày kỷ thuộc thổ ở mùa quý hạ.

            Bệnh Tích của tâm gọi là “phục lương” bắt đầu ở phía trên rốn, hình dạng lồi lên to như cánh tay, lên đến dưới tầm lâu ngày không khỏi, thì làm cho người bệnh phát sinh chứng tâm phiền. Loại bệnh tích này là bị vào ngày canh, ngày tân của mùa thu. Vì sao nói như vậy? Bởi vì bệnh của thận, từ thận truyền đến tâm (thuỷ khắc hoả) thì đáng lẽ tâm tiến nhận lấy mà truyền đến phế, (hoả khắc kim) nhưng ở mùa thu là thời kỳ đang vượng ở phế kim, gặp lúc đang vượng thì khó mà bị tà, bệnh tà của tâm đã không truyền được cho phế, vẫn muốn truyền trở lại cho thận, nhưng thận không chịu tiếp nhận, vì thế mới lưu động uất kết lại ở tâm mà thành ra bệnh tích. Cho nên biết được bệnh Phục lương là bi vào ngày canh tân ở mùa thu thuộc kim.

            Bệnh Tích của tỳ gọi là “bĩ khí”, ở vùng dạ dày có khối sưng dày ra, hình dạng giống như  cái mâm úp lại, lâu ngày không khỏi thì làm cho người bệnh tay chân không co duỗi được, phá hoàng đản, không ăn uống được, da thịt gầy róc, loại bệnh tích này là bị vào ngày nhâm ngày quý ở mùa đông. Vì sao nói như vậy? Vì bệnh tà của can, từ can truyền đến tỳ, (mộc khắc thổ) thì đáng lẽ tỳ tiếp nhận đến lấy rồi truyền đến thận, nhưng ở mùa đông là thời kỳ thận đang vượng, Thời kỳ đang vượng thì khó bị tà, bệnh tà c3a tỳ không truyền được cho thận vẫn muốn truyền trở lại cho can, nhưng can không chịu tiếp nhận, vì thế mới lưu động uất kết lại ở tỳ mà thành bệnh tích, cho nên biết rằng bệnh bĩ khí là bị vào ngày nhâm hoặc ngày quý ở mùa đông.

            Bệnh Tích của phế, gọi là “tức bôn”, ở phía dưới sườn bên phải có khối cứng lồi lên, hình dạng giống như cái chén úp lâu ngày không khỏi thì ngươi bệnh sinh sợ lạnh, phát sốt, ho suyễn, nặng thì phát sinh chứng phế ung, loại bệnh tích này là bị vào ngày giáp. Ngày ất ở mùa xuân. Vì sao nói như vậy, vì bệnh tà của tâm, từ tâm truyền đến phế , (hoả khắc kim) thì đáng lẽ phế tiếp nhận lấy rồi truyền đến can, nhưng ở mùa xuân là thời kỳ can mộc đang vượng, thời kỳ đang vượng thì khó bị cảm tà, bệnh tà của phế đã không truyền được cho can, vẫn muốn truền trỏ lại cho tâm, nhưng tâm không chịu tiếp nhận. Vì thế mới lưu đọng uất kết lại ở phế, mà thành bệnh tích. Cho nên biết được bệnh tức bôn là bị vào ngày giáp ngày ất thuộc mộc ở mùa xuân.

            Bệnh tích của thận, gọi là “bôn đồn” khối sưng phát sinh ở bụng dưới, lên đến phía dưới tim, hình dạng giống như con lợn con, chạy vội chạy vàng sau khi bị kinh hãi, hoặc lên hoặc xuống không có thời gian nhất định. Lâu ngày không khỏi thì người bệnh sẽ sinh các chứng khí suyễn, hơi đưa ngược lên, xương mềm liệt, không đi được, thở ngắn. Loại bệnh tích này là vào ngày bính ngày đinh ở mùa hạ. Vì sao nói như vậy? Vì bệnh tà của tỳ truyền đến cho thận truyền đến cho thận (thổ khắc thuỷ) thì đáng lẽ thận tiếp nhận lấy rồi truyền cho tâm, nhưng mùa hạ là thời kỳ đang vượng của tâm hoả, thời đang vượng thì khó bị cảm tà, bệnh tà của thận đã không truyền được cho tâm vẫn muốn truyền trở lại cho tỳ, nhưng tỳ khong chịu chấp nhận, vì thế mới lưu đọng uất kết ở thận mà thành ra bệnh Tích. Cho nên biết rằng bệnh rằng bệnh bôn đồn là bị vào ngày bính, ngày đinh ở mùa hạ. Những điều trên đâ, tức là phép tắc chủ yếu để phân biệt bệnh tích của ngũ tạng.

NẠN THỨ 57

Dịch nghĩa

            HỎI: chứng tiết tả có khoảng mấy thứ, mỗi thứ có tên riêng không?

            TRẢ LỜI: nói chung chứng tiết tả có năm thứ, có tên gọi khác nhau là vị tiết, tỳ tiết, đại trường tiết, tiểu trường tiết và đại hà tiết còn có tên là hậu trọng.

            Chứng trạng của vị tiết là ăn không tiêu hoá, phân màu vàng. Chứng trạnbg của tỳ tiết là bụng trướng đầy đi tả ra như rót nước, ăn vào thì nôn ra.

            Chứng trạng của đại trường tiết là sau khi ăn thì bụng cảm thấy cấp bức khó chịu, đại tiện ra màu trắng có tiếng sôi trong ruột, và đau giống như dao cắt.

            Chứng trạng của tiểu trường tiết là đại tiện và tiểu tiện đều hơi có mủ máu, vùng bụng dưới đau.

            Chứng trạng của đại hà tiết là cấp bức muốn đại tiện hậu môn nặng trầm đến nhà xí luôn mà không đại tiện được, trong âm hành đau. Đó tức là phép tắc phân biệt về năm chứng tiết.

NẠN THỨ 58

Dịch nghĩa

            HỎI: bệnh thuơng hàn có mấy thứ, mạch của mỗi thư có hình dung khác nhau không?

            TRẢ LỜI: bệnh thương hàn có năm thứ, trúng phong, thương hàn , thấp ôn, ôn bệnh, nhiệt bệnh, chứng trạng mỗi thứ đều có khác nhau.

            Mạch của chứng trúng phong thì bộ thốn phù mà hoạt, bộ xích tế nhuyễn mà nhược. Mạch của chứng thấp ôn thì bộ thốn nhuyễn mà nhược, bộ xích tế tiểu mà cấp.

            Mạch của chứng thương hàn, thì bộ xích bộ thốn đều cường thịnh mà khẩn sáp. Mạch của bệnh nhiệt thì bộ xích bộ thốn đều phù, nếu ấn nhẹ tay thì phù mà hoạt, ấn nặng tay thì thấy hiện tượng tán mà sáp. Mạch của ôn bệnh, vì tà lưu tán ở các kinh, khó phân biệt rõ được mạch động của đuờng kinh, cho nên cần phải xét kỹ bệnh tình, rồi tùy theo bệnh ở kinh mạch nào, mà xét tìm hiện tượng mạch của knh đó.

            HỎI: chữa thương hàn có tường hợp dùng phép phát hãn làm cho ra mồ hôi, ra rồi bệnh khỏi, nếu dùng lầm phép hạ thì sẽ chết, cũng có trường hợp dùng phép phát hãn rồi mồ hôi ra rồi chết, mà dùng phép tả hạ thì bệnh lại khỏi. Đó là vì lẽ gì?

            TRẢ LỜI: người bệnh dương hư âm thịnh, dùng phép phát hãn, mồ hôi ra thì bệnh khỏi, nếu dùng phép tả hạ thì làm cho ngoại tà hãm vào trong mà gây ra chết. Nếu người bệnh dương thịnh âm hư, dùng phép phát hãn rồi, vì mồ hôi ra tân dịch kiệt cho nên chết, nếu dùng phép tả hạ hì bệnh sẽ khỏi.

            HỎI:bện thuộc về hàn và nhiệt, thì triệu chứng biểu hiện ra như thế nào?

            TRẢ LỜI: hàn nhiệt ở phần da thì da nóng ran không nằm sát trên chiếu được, lông tóc khô mũi ráo không ra được mồ hôi, hàn nhiệt ở phần thịt thì da nóng mà đau, môi lưỡi khô ráo, không có mồ hôi, hàn nhiệt ở phần xương thì toàn thân không có chỗ nào yên, mồ hôi ra như chảy không dứt, chân răng khô mà đau.

NẠN THỨ 59

Dịch nghĩa

            HỎI: Bệnh cuồng, bệnh điên phân biệt như thế nào?

            TRẢ LỜI:Bệnh cuồng lúc mới phát thì ít ngủ, không đói tự cao, tự qúy, tự cho mình là thông minh sáng suốt, là cao qúy hơn người, hay cuời ngơ ngẩn, hay ca hát đi lại cuồng loạn suốt cả ngày đêm, bệnh điên thì lúc mới phát có ý buồn rầu không vui, bỗng nhiên ngã ra bất động, hai mắt trực thị, ba bộ mạch âm dương đều thịnh.

NẠN THỨ 60

Dịch nghĩa

            HỎI: Bệnh ở đầu ở tâm có trường hợp gọi là quyết thống, có trường hợp gọi là chân thống là ý nghĩa như thế nào?

            TRẢ LỜI: Ba đường kinh thủ thiếu dương, thủ dương minh, thủ thái dương, bị cảm phong hàn tà khí ẩn nấp trong kinh mạch, đóng lại không giải. Theo kinh khí nghịch lên mà sinh ra đau, thì gọi là quyết đầu thống, nếu bệnh tà vào sâu, đóng lại lâu ngày ở não, đầy não lên mà sinh ra đau, thì gọi là chân đầu thống. Nếu như kinh khí của ngũ tạng bị bệnh tà xâm phạm nghịch loạn lên sinh ra đau, thì gọi là quyết tâm thống. Nếu đau xoắn lại rất dữ dội, chỗ đau lại chỉ ở vùng tim, chân tay đều quyết lãnh, thì gọi là chân tâm thống. Bệnh chân tâm thống phát ra buổi sáng thì buổi chiều chết, phát ra buổi tối thì sáng ngày hôm sau chết.