Hôm nay 128
Hôm qua 113
Tuần này 574
Tháng này 3687
Tất cả 14043



Sách Xưa

Nạn Kinh từ nạn 31-40

Tác giả: Lương Y Trần Nam Hoàn

Ngày Đăng: 26 : 04 : 2012

NẠN THỨ 31

Dịch nghĩa

            HỎI: tam tiêu là bẩm thụ cái gì mà sinh thành? Bộ vị của tam tiêu bắt đầu từ chỗ nào đến chỗ nào? Khi chữa thì lấy huyệt chỗ nào? Có thể nói rõ ra được không?

            TRẢ LỜI:Tam tiêu là đường xuất nạp vận hoá thức ăn, cũng là chỗ bắt đầu  đến cuối cùng của hoạt động khí hoá trong cơ thể. Vị trí của thượng tiêu ở phía dưới tim xuống đến hoành cách mô . khí hoá phân bố bắt đầu ở miệng trên dạ dày, công năng của thượng tiêu là chủ thu nạp không bài xuất, huyệt chủ trị là đản trung, dưới huyệt ngọc đượng của mạch nhâm một thốn sáu phân, chỗ lõm sâu giữa hai đầu vú, đó là bộ vị đản trung. Vị trí của trung tiêu ở ngang với trung quản dạ dày, công năng của trung tiêu chủ yếu là tiêu hoá thức ăn uống, huyệt chủ trị là huyệt thiên khu ở hai bên rốn. Vị trí của hạ tiêu ở chỗ ngang với miệng trên bàng quang, công năng chủ yếu của hạ tiêu là phân biệt thanh trọc, chuyên bài xuất mà không thu nạp, có công dụng truyền tống căn bã của đồ ăn uống, huyệt chủ trị là huyệt âm giao chỗ dưới rốn một thốn. Đem hợp cả ba bộ phận thượng trung hạ lại gọi chung là tam ssStiêu. Chỗ khí của toàn bộ tam tiêu tụ tập là huyệt khí nhai.

NẠN THỨ 32

Dịch nghĩa

HỎI: ngũ tạng đều là ngang nhau, mà tâm với phế lại ở trên hoàng cách mô là vì lẽ gì?

            TRẢ LỜI: tâm làm chủ sự tuần hoàn huyết dịch, phế làm chủ khí của toàn thân, huyết là vật chất dinh dưỡng, khí là năng lực bảo vệ ở ngoài, hai thứ này theo nhau vận chuyển khắp trên dưới toàn thân gọi là vinh vệ, vinh vệ chia nhau lưu hành thông suốt các kinh lạc, doanh vận khắp ra ngoài thể biểu, cùng phát huy tác dụng doanh dưỡng và bảo vệ, cho nên tâm với phế đều ở trên hoành cách mô.

NẠN THỨ 33

Dịch nghĩa

            HỎI: Can sắc xanh thuộc mộc, phế sắc trắng thuộc Kim, nhưng can vào nước thì chìm, gỗ vào nước thì nổi. Phế vào nước thì nổim kim vào nước thì chìm, đó là vì lẽ gì?

            TRẢ LỜI: Can không phải là đơn thuần ví như mộc ở trong ngũ hành được, can là ất mộc thuộc âm tính ở trong 10 thiên can, trong ngũ âm thì can thuộc về âm giốc. At mộc phối với canh kim thuộc dương tính thì canh là cương, ất là nhu, có quan hệ cương nhu giúp đỡ lẫn nhau ấy, theo chỗ lớn mà nói tức là âm dương hỗ căn, theo chỗ nhỏ mà nói tức là vợ chồng phối hợp, về ất mộc là mộc ở đầu mùa xuân, dương khí chưa thịnh, khi ất với canh hợp lại với nhau rồi, thì ất mộc đã giải thoát cái dương khí vốn có của nó: mà hấp thụ lấy cái âm khí nhỏ yếu của canh kim, cho nên vì của kim, lại vì kim vượng ở mùa thu, từ mùa thu về sau, ngày ngắn đêm dài đi ở đường âm nhiều hơn, thuộc tính cùa âm là hướng xuống, cho nên can ở trong nước là phải chìm.

            Phế không phải đơn thuần ví như kim trong ngũ hành, phế là tân kim trong 10 thiên can, thuốc âm tính, thuộc về âm thương trong ngũ hành, âm kim phối hợp với bính hoả, thuợc dương tính, bính là cương tân là như, cái quan hệ cương nhu giúp đỡ lẫn nhau ấy, theo chỗ lớn mà nói, là âm dương hỗ căn, theo chỗ nhỏ mà nói tức là vợ chồng phối hợp. Vì tân kim tương ứng với thừa lệnh mùa thu, dương khí thịnh hơn, âm khí còn yếu, thì tân kinh đã giải thoát cái âm khí còn non yếu vốn có của nó, kết hôn làm vợ bính hoả, cho nên vừa ý theo hoả mà tính chất của nó mang tính chất hoả, lại vì hoả vượng ở mùa hạ, mùa hạ ngày dài đêm ngắn đi ở đường dương nhiều hơn, thuộc tính dương là hướng đi lên, cho nên phế ở trong nước thì sẽ nổi lên.

            Phế đến khi đã thành thục, thuần tuý trở lại thì lại chìm trở lại, can đến khi đã thành thục, thuần tuý trở lại thì lại nổi lên, đó là vì lẽ gì? Đó thực là lẽ âm dương chia lìa nhau, thì theo vào tính chất vốn có mà mỗi thứ lại quày về cái gốc của nó. Vì vậy có thể biết rằng, tân kim thuần tuý vẫn quày trở lại với đồng loại là canh kim, khôi phục cái bản tính của chất kim mà chìm xuống. At mộc thuần tuý, vẫn quày lại với đồng loại là giáp một, khôi phục cái bản tính của chất mộc mà nỗi lên.

NẠN THỨ 34

Dịch nghĩa

HỎI: ngũ tạng đều có thanh, sắc, mùi vị sở chủ của nó, nội dung cụ thể có thể nói rõ ra được không?

TRẢ LỜI: thời xưa có quyển “thập biến” nói:

            Can chủ về mầu xanh, mùi hôi, vị chua, tíeng hét, nước mắt.

            Tâm chủ về mầu đỏ, mùi khét vị đắng, tiếng nói, mồ hôi.

            Tỳ chủ về mầu vàng, mùi thơm, vị ngọt, tiếngca, nước bọt.

            Phế chủ về sáp trắng, mùi tanh, vị cay, tiếng khóc, nước mũi.

            Thận chủ về mầu đen, mùi thối, vị mặn, tiếng rên, nước giải, đó là thanh sắc, mùi vị, thuộc ngũ tạng.

HỎI: trong ngũ tạng tàng giữ có bẩy tên gọi về thần thì mỗi tạng tàng giữ một thứ thần gì?

TRẢ LỜI: tạng là chổ thần khí của người ta tàng chứa ở nơi đó, can tàng hồn, phế tàng phách, tâm tàng thần, tỳ tàng ý và trí, thận tàng tinh với chí.

NẠN THỨ 35

Dịch nghĩa

HỎI: ngũ tạng đều có bộ vị nhất định của nó, phù hợp với tạng đều là tương đối gần nhau, nhưng tâm phế với đại trường, tiểu trường thì lại xa nhau là vì sao?

TRẢ LỜI: trong y kinh nói: tâm chủ vinh, phế chủ vệ vận hành dương khí, cho nên vị trí của tâm phế ở trên cách mô. Đại trường, tiểu trường truyền tống trọc âm ra ngoài, cho nên bộ vị của đại trường, tiểu trường cần ở phần dưới. Vì thế khoảng cách của những thứ này là tương đối xa.

HỎI: lại có một vấn đề, nếu theo cách nói dương thanh âm trọc, vậy tất cả các phủ đều thuộc dương thì nên là chỗ trong sạch, mà thực tế thì đại trường tiểu trường truyền tống thứ uế trọc, vị chứa đựng nước cơm, bàng quang chứa đựng nước tiểu, đều là nhận lấy những thứ không sạch, thé thì giải thích như thế nào?

TRẢ LỜI: các phủ tuy thuộc dương, nếu đem lại những thứ này nói là chỗ trong sạch thì không đúng. Trong y kinh nói, tiểu trường là phủ truyền tống cặn bã bài tiết phân ra, đở là phủ thanh tĩnh không có trọc, vị là phủ thu nạp và tiêu hoá thức ăn uống, bàng quang là phủ chứa đựng thủy dịch. Căn cứ tính chất và công năng của mỗi phủ thì không thể có hai tên gọi được, cho nên đem các phủ đều nói là chỗ trong sạch, là cách nói không đúng. Theo quan hệ biểu lý với nhau của tạng phủ mà nói, thì tiểu trường là phủ phối hợp với tâm, đại trường là phủ phối hợp với phế, đởm là phủ phối hợp với gan, vị là phủ phối hợp với tỳ, bàng quang là phủ phối hợp với thận. Mỗi một tạng đều có mầu sắc sở chủ, phủ phối hợp với tạng nào có thể dùng mầu sắc của tạng đó để định tên. Vì th61 tâm chhủ về sắc đỏ tiểu trường gọi là xích trường, phế chủ về sắc trắng, đại trường gọi là bạch trường, can chủ về sắc xanh đởm gọi là thanh trường, tỳ chủ về sắc vàng vị gọi là hoàng trường, thận chủ về sáp đen nên bàng quang gọi là hắc trường. Tất cả những phủ này đều là thuộc về khí hạ tiêu quản lý.

NẠN THỨ 36

Dịch nghĩa

            HỎI: ngũ tạng đều có 1 cái, riêng thận lại có 2 quả là vì lẽ gì?

            TRẢ LỜI: thận có hai quả không phải hoàn toàn đều gọi là thận, ở phía tả là thận, ở phía bên hữu gọi là mệnh môn. Mệnh môn là chỗ ở của tinh khí và thần khí của toàn thân, cũng là chỗ đầu mối của nguyên khí, nam giới dùng đó để tàng chứa tinh khí, nữ giới dùng đó để giằng giữ bào thai, cho nên nói thận vẫn chỉ có một.

NẠN THỨ 37

Dịch nghĩa

            HỎI: tinh khí của ngũ tạng, xuất phát từ chỗ nào thông đạt đến chỗ nào? Có thể nói ra được chỗ nào?

            TRẢ LỜI: ngũ tạng có sự liên hệ với chín khiếu ở trên đầu mặt, tinh khí của phế thông với mũi, công năng của mũi được bình thường thì có thể biết được mùi thơm thối, tinh khí của can thông với mắt, công năng của mắt được bình thường, thì có thể nhìn rõ được màu sắc đen trắng, tinh khí của tỳ thông với miệng, công năng của mịeng được bình thường thì có thể biện đựợc mùi vị của thức ăn, tinh khí của tâm thông với lưỡi, công năng của lưỡi được bình thường thì có thể biện được  mùi vị, tinh khí của thận trhông với tai, công năng của tai được bình thường thì có thể biện được âm thanh. Vì thế công năng của ngũ tạng thất thường, thì cửu khiếu sẽ ủng tắc không thông, công năng của lục phủ thất thường thì làm cho khí kết lại mà phát sinh ra mụn nhọt. Tà khí xâm phạm vào lục phủ, thì dương mạch mất điều hoà, dương mạch mất sự điều hoà thì phần khí mất sự lưu thông, phần khí không lưu thông thì sẽ gây ra hiện tượng dương mạch vượng thịnh. Tà khí xâm vào ngũ tạng, thì sẽ làm cho âm mạch mất điều hoà, thì pầhn huyết mất sự lưu thông, phần huyết không lưu thông thì sẽ gây ra hiện tượng âm mạch vượng thịnh. Nếu vì âm khí thịnh quá thì cũng có thể làm cho dương khí vận hành không được bình thường, hiện tượng như vậy gọi là “cách” nếu vì dương khí thịnh quá thì cũng có thể làm cho sự vận hành của âm khí không được bình thường hiện tượng như vậy thì gọi là “quan”. Khi mạch âm mạch dương đều thịnh thì sẽ làm cho giữa cái này cái kia âm dương không thông suốt với nhau. Cho nên gọi đó là “quan cách”. Mỗi khi xuất hiện hiện tượng quan cách thì sẽ chết mà không hưởng hết tuổi thọ vốn có được.

            HỎI: trong y kinh nói. Tinh khí chỉ vận hành trong ngũ tạng, mà không vận hành ở lục phủ đó là vì lẽ gì?

TRẢ LỜI: tinh khí trong cơ thể vận hành cũng như nước chảy vậy, không lúc nào ngừng cả, cho nên tinh khí của âm mạch thì doanh vận trong ngũ tạng, tinh khí của dương mạch thì doanh vận trong lục phủ, hai khí ấy trong ngoài thông suốt lẫn nhau, như một cái vòng tròn. Không biết bắt đầu ở chổ nào, cũng không có cách gì tính được lần chuyển vận, thường xuyên tuần hoàn, hết rồi lại bắt đầu, không phải như nước tụt xuống hoặc tràn đầy, vì thế, tinh khí ở trong ngoài cơ thể không chỗ nào không tông đến, ở trong là ôn dưỡng cho ngũ tạng lục phủ, ở ngoài là nhu nhuận cho da thịt.

NẠN THỨ 38

Dịch nghĩa

HỎI: khí quan thuộc tạng có 5, khí quan thuộc phủ lại có sáu là vì nguyên nhân gì?

ĐÁP: nói khí quan của phủ có sáu là bao gồm cả tam tiêu, tam tiêu có tác dụng làm biệt sứ của nguyên khí, nguyên khí chủ trì tất cả công năng khí hoá của kinh mạch tạng phủ trong toàn thân, chỉ có tên gọi mà không có hình dạng. Kinh mạch của tam tiêu là kinh thủ thiếu dương, đây là một phủ ở ngoài ngũ tạng lục phủ, cho nên khí quan thuộc phủ có sáu cái.

NẠN THỨ 39

Dịch nghĩa

HỎI: trong y kinh nói: khí quan thuộc phủ chỉ có 5 cái, khí quan thuộc tạng lại có sáu cái, đó là vì lẽ gì?

TRẢ LỜI: thường nói là sáu phủ, kỳ thực thì chỉ có 5 phủ kỳ thực chỉ có 5 phủ, năm tạng cũng có khi nói là 6 tạng, tức là vì thận có hai tạng, ở về phía tả là thận, ở về phía hữu là mệnh môn, mệnh môn cũng tức là chỗ tinh khí của toàn thân ở đó, nam giới dùng đó để chứa giấu tinh khí, nữ giới dùng đó để giăng giữ bào thai, khí của mệnh môn thông với thận, cho nên đã bao gồm cả mệnh môn ở trong, tức là nói tạng có 6.

HỎI: có 6 phủ vì sao nói năm phủ?

TRẢ LỜI: Vì một tạng đều có một phủ biểu lý phối hợp với nó, tam tiêu tuy cũng gọi là một phủ, nhưng lại không có sự phối hợp với ngữ tạng, cho nên nói chính thức thì chỉ có năm phủ.

NẠN THỨ 40

Dịch nghĩa

            HỎI: trong y kinh nói: can chủ về sắc, tâm chủ về mùi, tỳ chủ về ngũ vị, phế chủ về thanh âm, thận chủ về ngũ dịch. Căn cứ vào cách nói ấy, thì mùi là khiếu của phế, là dấu hiệu ở ngoài của phế, mà phế chủ về thanh âm, thận chủ vế ngũ dịch. Căn cứ vào cách nói ấy, thì mùi là khiếu của phế, là dấu hiệu ngoài của phế, mà phế chủ vế thanh âm, thì mũi chỉ có thể phân biệt được mùi thơm thối. Tai là khiếu của thận, là dấu hiệu ở ngoài của thận, thận chủ vế dịch, thì tai nên là cơ quan quan hệ với dịch, nhưng trái lại tai chỉ nghe được thanh âm. Nhưng vấn đề ấy ý nghĩa như thế nào?

            TRẢ LỜI:  trong ngũ hành thì phế thuộc kim khí ở phương tay, theo quy luật tiêu trưởng của ngũ hành, thì tỵ ở trong 12 địa chi, là chỗ mà kim khí trưởng sinh, phương vị ngũ hành của tỵ thuộc về hoả phương nam, hoả cũng ví với tâm , căn cứ nguyên tắc tâm làm chủ về mùi, đem hai tạng tâm phế liên hệ lại, cho nên làm cho mũi là khiếu của phế có công năng phân biệt mùi thơm thối. Trong ngũ hành thận thuộc thủy. Xét quy luật tiêu trưởng của ngũ hành. Thận ở trong 12 dịa chi, là chỗ thủy trưởng sinh, phương vị ngũ hành của thân thuộc kim ở phương tây, kim cũng ví như phế, căn cứ nguyên tắc phế chủ âm thanh, đem hai tạng phế thận liên hệ lại, cho nên tai là khiếu của thận, có công năng nghe biết được thanh âm.