Hôm nay 153
Hôm qua 123
Tuần này 573
Tháng này 2338
Tất cả 16883



Sách Xưa

Nạn Kinh từ nạn 21-30

Tác giả: Lương Y Trần Nam Hoàn

Ngày Đăng: 26 : 04 : 2012

NẠN THỨ 21

Dịch nghĩa

HỎI: trong y kinh nói: hình thể có bệnh mà mạch không có bệnh thì sống, mạch có bệnh mà hình thể chưa có bệnh thì chết, nghĩa là thế nào?

            TRẢ LỜI: hình thể có bệnh mà mạch chưa thấy có bệnh thì thực hoàn toàn không phải là hình thể có bệnh mà không xuất hiện mạch có bệnh, đó là nói số lần thở vào số lần mạch đập không phù hợp với tỷ lệ thông thường, đó cũng là phép tắc đại khái của việc xem xét bệnh tật.

NẠN THỨ 22

Dịch nghĩa

HỎI: trong y kinh nói: 12 kinh mạch, có bệnh thị động, có bệnh sở sinh, một kinh mạch biến thành hai thứ bệnh là ý nghĩa làm sao?

TRẢ LỜI: bệnh thị động nói trong y kinh là bệnh của khí, bệnh sở sinh là bệnh của huyết, bệnh khí tà ở khí phận là bệnh thị động, bệnh huyết tà ở huyết phận là bệnh sở sinh, khí chủ hơi ấm, huyết chủ tư nhuận, nếu khí dừng lại không vận hành là khí có bệnh trước, huyết ủng trệ lại không tư nhuận là huyết có bệnh sau, cho nên trước là bệnh thị động, sau là bệnh sở sinh.

NẠN THỨ 23

Dịch nghĩa

HỎI: bộ xích thốn dài ngắn của 12 kinh mạch có thể nói rõ ra được không?

TRẢ LỜI: kinh thủ thiếu dương tam tiêu, kinh thủ dương minh đại trường, kinh thủ thái dương tiểu trường ba đường kinh này, từ ngón tay đến đầu, mỗi đường dài 5 X6 thành 30 xích, tất cả dài 3 trượng. Kinh thủ quyết âm tâm bào, kinh thủ thái âm phế, kinh thủ thiếu âm tâm, ba đường kinh này, từ ngón tay đến trong ngực, mỗi đường kinh dài 3 xích, năm thốn, hai bên sáu đường kinh tất cả dài hai trượng, một xích. Kinh túc thiếu dương đởm, kinh túc dương minh vị, kinh túc thái dương bàng quang, ba đường kinh này từ chân đến đầu, mỗi đường kinh đều dài tám xích. Kinh túc quyết âm can, kinh túc thiếu âm thận, kinh túc thái âm tỳ, ba đường kinh âm này, từ ngón chân đến ngực, mỗi đường kinh dài sáu xích năm thốn, hai bên đường kinh, tất cả dài ba trượng chín xích. Mạch dương kiểu và âm kiểu ở hai chân, từ chân đến mắt dài bẩy xích năm thốn, hai bên dài một trượng năm xích. Mạch đốc mạch nhâm mỗi mạch dài bốn xích, năm thốn, hai mạch dài chín xích. Tất cả các kinh mạch cộng lại dài 16 trượng hai xích. Đó tức là số xích thốn dài ngắn của 12 kinh mạch.

HỎI: 12 kinh mạch, 15 lạc mạch, bắt đầu ở chỗ nào? Cuối cùng ở chỗ nào?

TRẢ LỜI: công năng chủ yếu của kinh mạch là vận hành khí huyết, thông suốt âm dương làm cho trong noài khắp toàn thân đều được cung ứng của vật chất dinh dưỡng. Đường tuần hoàn của kinh mạch là bắt đầu từ trung tiêu, trước tiên chảy đến kinh thủ thái âm phế  và kinh thủ dương minh đại trường, từ kinh thủ dương minh đại trường chảy vào kinh túc dương minh vị, kinh túc thái âm tỳ, từ kinh túc thái âm tỳ, chảy vào kinh thủ thái âm tâm, kinh thủ thái dương tiểu trường , từ kinh thủ thái dương tiểu trường chảy vào kinh túc thái dương bàng quang, kinh túc thiếu âm thận, từ kinh túc thiếu âm thận chảy vào kinh thủ thái âm tâm bào, kinh thủ thiếu dương tam tiêu, từ kinh thủ thiếu dương tam tiêu chảy vào kinh túc thiếu dương đởm, kinh túc quyết âm can, từ kinh túc quyết âm can lại chảy lên kinh thủ thái âm phế. 15 biệt lạc đều là chi nhánh từ kinh mạch rẽ ra, cũng là một nguồn với kinh mạch, kinh và lạc liên hệ chặt chẽ với nhau, vận hành khí huyết, chuyển vòng tuần hoàn tươi rót khắp toàn thân, như cái vòng tròn không múi. Mạch khí của các kinh lạc đều tụ hội ở chỗ thốn khẩu, nhân nghinh, cho nên xem mạch ở hai chỗ đó đều có thể dùng  để giải quyết các thứ bệnh và quyết đoán sự sống chết.

            HỎI: trong y kinh nói: biết được chỗ bắt đầu và chỗ cuối cùng của mạch khí mới có thể xác định được quan hệ của âm dương, khí huyết biểu lý trong ngoài. Câu này có ý nghĩa như thế nào?

TRẢ LỜI: chỗ bắt đầu cuối cùng của mạch khí tức là cương lĩnh của phép xem mạch, bởi vì chỗ thốn khẩu, nhân nghinh với mạch khí của các kinh âm dương là trong ngoài thông suốt với nhau, thường xuyên giống như nước thủy triều theo thời gian lên xuống, mà khí huyết ở trong cơ thể lại tuần hoàn chuyển vận như cái vòng tròn không lúc nào ngừng, sức mạch đập bắt nguồn từ chỗ đó, biểu lộ sự bắt đầu của sinh cơ, cho nên gọi là bắt đầu. Cuối cùng là chỗ mạch đập mà phản ánh ra mạch là khí của 12 kinh đã tuyệt, mạch khí tuyệt thì sẽ chết, mà trước khi chết đều co biểu hiện chứng trạng khác nhau, biểu hiện sinh cơ đã ngừng tắt, cho nên gọi là chung (cuối cùng).

NẠN THỨ 24

Dịch nghĩa

            HỎI: khi kinh khí của các kinh âm dương đã tuyệt thì chứng trạng phản ánh như thế nào? Căn cứ vào bệnh tình để đoán biết được tốt xấu không?

            TRẢ LỜI: mạch khí của kinh túc thiếu âm thận tuyệt thì sẽ thiếu mất thận khí mà gây ra chứng cốt suy xương khô, vì kinh túc thiếu âm thận cũng ví như sự ẩn tàng của mùa đông, cần phải tiềm tàng nấp kín, giống như vạn vật ở mùa đông không nên tiết lộ suy hao, đường kinh này là đi nấp sâu ở trong mà có tác dụng ôn dưỡng xương tuỷ, cho nên xương tủy không nhận được  sự ôn dưỡng của thận khí, thì sẽ làm cho cơ nhục không bám được vào xương, xương thịt đã rời nhau mà không gắn chặt vào nhau được, thì sẽ có hiện tượng thịt mềm nhũn, vì thịt mềm nhũn khí của xương thoát ra ngoài  sẽ làm cho răng lồi ra mà khô, tóc cũng mất vẻ tươi nhuận sáng mượt, tóc không sáng mượt, cũng tức là triệu chứng xương đã chết trước. Loại bệnh ấy thì đến ngày mậu sẽ nặng lên, ngày kỷ sẽ chết.

            Mạch khí của kinh túc thái âm tỳ tuyệt, thì mạch khí không nuôi dưỡng được miệng môi, vì tỳ chủ cơ nhục sự tươi tốt hiện ra ở môi, cho nên màu sắc của môi tốt hay xấu có thể làm căn cứ để đoán biết được thịt tươi hay khô, kinh mạch không cung cấp đầy đủ thứ dinh dưỡng thì cơ nhục không sáng tươi trơn tươi nhuận, cơ nhục đã không trơn nhuận thì sẽ hình thành thịt trướng mà da căng cấp, vì thịt trướng mà da căng cấp nên môi sẽ quăn ngược ra, môi quăn ngược ra cũng tức là triệu chứng thịt đã chết trước loại bệnh ấy, gặp ngày giáp thì nặng, gặp ngày ất thì chết.

            Mạch khí của kinh túc quyết âm can tuyệt thì gân mạch thu co lại mà có hiện tượng lưỡi rụt vào hòn dái thun lên. Vì đường kinh túc quyết âm là thuộc can, can lại có liên hệ với gân, mà kinh can với hệ kinh cân phần nhiều là có hội tụ ở vùng âm bộ và thông qua kinh mạch đi lên liên lạc ở vùng cuống lưỡi, cho nên mạch can khí tuyệt không được dinh dưỡng, thì sẽ làm cho gân kéo co lại, vì kinh cân kéo co lại thì ảnh hưởng đến hòn dái và lưỡi, mà xuất hiện chứng lưỡi rụt vào, dái thun lên. Xuất hiện chứng trạng này là triệu chứng gân đã chết trước ở trong. Loại bệnh này gặp ngày canh thì nặng ngày tân  thì chết.

            Mạch khí kinh thủ thái âm phế tuyệt thì sẽ làm cho da lông không được nuôi dưỡng mà trở nên khô khan, vì kinh thủ thái âm phế là chủ khí của toàn thân vận hành kinh khí để ôn nhuận da lông, cho nên khi mà khí kinh thủ thái âm không dinh dưỡng được cho da lông thì da lông khô khan, da lông khô khan tức là tân dịch không đủ, vì thiếu sự tươi nhuận của tân dịch, thì sẽ làm cho da và khớp đều bị tổn thương, da và khớp đã bị tổn thương thì sẽ xuất hiện chứng da khô khan, lông gãy rụng, lông gãy rụng, lông gãy rụng là triệu chứng lông đã chết trước, loại bệnh này gặp ngày bính thì nặng, ngày đinh thì chết.

            Mạch khí của kinh thủ thiếu âm tuyệt, thì sẽ làm cho sự vận hành của huyết mạch không được thông lợi, huyết mạch không thông thì sẽ làm cho huyết dịch không chu lưu được khắp toàn thân. Huyết dịch không lưu hành thì sắc da mất tươi nhuận, cho nên màu sáp ở mặt sẽ vàng ải đen sạm. Như vậy tức là triệu chứng huyết đã chết trước. Loại bệnh này gặp ngày nhâm thì nặng, ngày quý thì chết.

            Mạch khí của ba kinh âm thủ túc đều đã kiệt tuyệt, thì sẽ hoa mắt chóng mặt, nhìn cái gì cũng xoay tròn, đến nỗi chỉ thích nhắm mắt lại, nhắm mắt lại là biểu hiện thần chí đã mất rồi, thần chí đã mất trước rồi thì sẽ chết đến nơi, vì thế đến khi chết thì sẽ nhắm mắt lại.

            Mạch khí của các kinh dương thuộc lục phủ đã kiệt tuyệt thì sẽ làm cho âm dương ly khai nhau, vì âm dương cách rời nhau thì lỗ chân lông ở da không kín chặt, tinh khí tiết ra ngoài, từ đó mà ra mồ hôi chết, thứ mồ hôi này to như hạt tròn tròn đọng lại ở da mà không chảy, cũng tức là triệu chứng khí đã chết trước, cho nên buổi sáng thấy có hiện tượng này thì có thể biết là buổi tối sẽ chết, nếu đêm thấy có hiện tượng này thì co thể biết sáng ngày mai sẽ chết.

NẠN THỨ 25

Dịch nghĩa

HỎI: người ta có 12 kinh mạch phối hợp với ngũ tạng lục phủ thì ngữ tạng lục phủ cộng lại chỉ có 11 trong đó sẽ thừa ra một kinh, là đường kinh nào?

TRẢ LỜI: đường kinh này là đường rẽ ra của kinh thủ thiếu âm tâm, là kinh thủ quyết âm tâm bào lạc, kinh tâm bào lạc với kinh thủ thiếu dương tam tiêu là biểu lý với nhau, hai kinh này là chỉ có tên gọi mà không có hình tượng, cho nên hợp lại thì kinh có 12.

NẠN THỨ 26

Dịch nghĩa

HỎI: kinh mạch có 12, lạc mạch có 15, thế thì trừ 12 đường lạc của 12 kinh ra còn 3 đường kinh nữa là những đường nào?

TRẢ LỜI: ba đường lạc này là dương lạc, âm lạc và đại lạc của tỳ, dương lạc là đường lạc của mạch dương kiểu, âm lạc là đường lạc của mạch âm kiểu; cho nên nói lạc có 15 đường.

NẠN THỨ 27

Dịch nghĩa

HỎI: trong kinh mạch có tên gọi là tám mạch kỳ kinh, tám mạch kỳ kinh không thộc vào phạm vi của 12 kinh mạch là ý nghĩa như thế nào?

TRẢ LỜI:trong hệ thống toàn bộ kinh lạc, có dương duy, âm duy, dương kiểu, âm kiểu, mạch xung, mạch đốc mạch nhâm, mạch đới. Sự phân bố của tám mạch này khác với kinh mạch thường, mà mỗi đường mạch tự lẻ loi đi theo đường riêng, không chịu sự ràng buộc của 12 kinh, cho nên gọi là tám mạch kỳ kinh.

HỎI: người ta có 12 kinh mạch, 15 lạc mạch, cộng lại mạch khí của 27 kinh lạc, đều là đi theo lẫn nhau chuyển vận tuần hoàn khắp trên dưới toàn thân, vì sao có sự vận hành riêng của tám mạch kỳ kinh, không chịu sự ràng buộc của hệ thống kinh lạc ấy?

TRẢ LỜI: thánh nhân ngày xưa lập kế hoạch xây dựng ngòi lạch để nước chảy thuận lợi, nguyên để đề phòng thủy tai bất trắc, nếu mưa to đổ xuống thì nước trong ngòi lạch sẽ đầy lên. Lúc bấy giờ một lượng nước rất nhiều sẽ chảy tràn ra thì thánh nhân cũng không có cách gì ngăn chặn được nước chảy tràn. Với tình trạng ấy, cũng giống như khi khí huyết đầy lên trong mạch lạc thì phải đi theo đường khác mà tràn ra ngoài phạm vi chính kinh, tám mạch kỳ kinh tức là đem thứ khí huyết tràn đầy ấy chất chứa lại, cho nên nó không chảy rót theo đường 12 kinh mạch, sự vận chuyển của nó không bị ràng buộc ờ đường tuần hành của các kinh mạch.

NẠN THỨ 28

Dịch nghĩa

HỎI: tám kỳ kinh nói ở trên vốn là không bị sự ràng buộc của 12 chính kinh, vậy thì đường tuần hoàn của nó là bắt đầu từ chỗ nào, đi qua và thuất đến ở những chỗ nào?

TRẢ LỜI: mạch đốc bắt đầu ở vùng hội âm dưới huyệt trường cường đầu chót xương cùng đi theo phía trong xương sống, thẳng lên đến huyệt phong phủ dưới xương chẩm rồi tiến vào não. Mạch nhâm bắt đầu ở vùng hội âm, chỗ dưới huyệt trung cực, đi lên đến chỗ âm mao, theo phần trong xoang bụng đi lên qua huyệt quang nguyên theo đường chính giữa bụng đi thẳng lên đến họng.

Mạch xung bắt đầu ở huyệt Khí xung, cùng đi ở phía trong đường kinh túc dương minh vị, cặp hai bên rốn đi thẳng lên đến vùng ngực rồi phân tán ra.

Mạch đới bắt đầu từ phía dưới hai sườn cụt, vòng quanh một vòng giữa eo lưng và bụng, giống như cái dây nịt buộc vòng eo lưng.

Mạch dương kiểu bắt đầu ở mắt các chân, theo mắt các ngoài chân đi lên cạnh ngoài bắp chân tiến lên chỗ huyệt phong trì vào đỉnh đầu.

Mạch âm kiểu cũng bắt đầu ở gót chân theo mắt cá chân trong đi lên cạnh trong bắp chân đến họng, giao hội thông suốt với mạch xung.

Mạch âm duy và mạch dương duy chủ yếu là nối liền và liên lạc vào các kinh mạch biểu lý khắp toàn thân, hai mạch này chứa đựng thứ khí huyết tràn đầy mà không chu lưu tuần hành theo 12 kinh, tưới rót vào trong mạch của các kinh, cho nên mạch dương duy bắt đầu ở chỗ hội họp các kinh dương, mạch âm duy bắt đầu ở chỗ giao nhau của các kinh âm.

            Sự khác nhau về công năng sinh lý của kỳ kinh và kinh mạch, cũng như thánh nhân tiết kế ngòi lạch để cho nước chảy thông. Khi mà lượng nước trong ngòi lạch đầy lên thì chảy vào trong những hố sâu đó là xu thế tự nhiên, cho nên thánh nhân cũng thể ngăn chặn được nước đầy tràn chảy ra hai bên mà mạch khí trong kinh mạch của cơ thể đến lúc đầy lên cũng sẽ tiến vào các mạch kỳ kinh, không chuyển vòng theo đường của kinh mạch. Vì thế 12 kinh mạch không ngăn chặn được mạch khí đầy tràn chảy ra ngoài, cũng như là nước trong ngòi lạch đầy lên chảy vào hồ sâu không thể ngăn chặn được. Nếu tám mạch kỳ kinh bị tà khí xâm vào chất chứa lại ở trong, uất không giải ra được, thì sẽ sinh nóng sưng, nên dùng biếm thạch chích cho chảy máu ra.

NẠN THỨ 29

Dịch nghĩa

HỎI: triệu chứng bệnh của tám mạch kỳ kinh phát ra như thế nào?

TRẢ LỜI: mạch dương du ràng buộc các kinh mạch thộc dương trong toàn thân, mạch âm duy giằng buộc các kinh mạch thuộc âm trong toàn thân.

            Mạch âm duy và mạch dương duy không làm được tác dụng giằng buộc lẫn nhau thì sẽ làm cho người ta cảm thấy tinh thần hoảng hốt, mất ý chí, người mệt yếu sức, trong động tác tự mình không khống chế được. Nếu chỉ riêng mạch dương duy sinh bệnh thì thường có triệu chứng phát sốt sợ rét. Chỉ riêng mạch âm duy phát bệnh thì thường có chứng đau tim, mạch âm kiểu sinh bệnh thì ở phía bề ngoài thuộc dương biểu hiện sự lơi lỏng, mà ở phía bên trong thuộc âm biểu hiện sự co căng. Mạch dương kiểu sinh bệnh thì bề trong thộc âm biểu hiện sự lơi lỏng, phía bề ngoài thuộc dương biểu hiện sự co căng. Mạch xung phát bệnh thì sẽ làm cho khí xông ngược lên, mà cảm thấy trong bụng trướng căng khó chịu. Mạch đốc phát bệnh thì xương sống cứng thẳng. Nặng thì có hiện tượng hôn mê quyết  lạnh. Mạch nhâm phát bệnh thì mạch khí trong bụng ngưng tắc kết trệ, thường cảm thấy co thắt khó chịu ở nam giới thì sinh bảy chứng sán khí, ở nữ giới thì thành chứng có khối kết tụ. Mạch đới phát bệnh thì bụng trướng đầy, vùng eo lưng rã rời, không có sức, có cảm giác như ngồi trong nước lạnh. Những điều btre6 là triệu chứng xuất hiện khi tám mạch kỳ kinh phát bệnh.

NẠN THỨ 30

Dịch nghĩa

HỎI: vinh khí vận hành thường cùng đi với vệ khí phải không?

TRẢ LỜI: trong y kinh nói, tinh khí của người ta là thứ tinh vi bẩm thụ được ở sự hoá sinh của thức ăn uống, thức ăn uống của dạ dày qua sự tiêu hoá hấp thụ rồi thì những thứ tinh vi phân biệt ra chuyển đến ngũ tạng lục phủ, từ đó mà ngũ tạng lục phủ đều được sự cung ứng của vật chất dinh dưỡng. Trong đó thứ thanh gọi là vinh khí, thứ trọc gọi là vệ khí, vinh khí lưu hành ở trong mạch, vệ khí luân chuyển ngoài mạch, đều là doanh vận không ngừng khắp toàn thân, một ngày một đêm vinh vệ tuần hành hết 50 vòng hết toàn thân rồi lại hội họp với nhau một lần. Như vậy giữa khoảng biểu lý trong ngoài thuộc âm thuộc dương vận hành thông suốt với nhau như cái vòng tròn không có đầu mối, cho nên biết rằng vinh khí và vệ khí đều là phối hợp với nhau mà cùng vận hành.