Hôm nay 323
Hôm qua 173
Tuần này 957
Tháng này 1530
Tất cả 433598



Danh Y Trung Quốc

CAO VÕ

CAO VÕ

CAO VÕ (Không rõ năm sinh năm mất)

 Cao Võ, hiệu Mai Cô, ngươi đời Minh, Ngân Huyện (nay là Chiết Giang, Ninh Ba). Ông là nhà châm cứu học trứ danh đời Minh.

Ông lúc tuổi nhỏ ham học, có kỳ tài. Phàm thiên văn, luật lữ, binh pháp, cưỡi ngựa, bắn cung, không môn nào không tập luyện thuần thục. Khoảng niên hiệu Gia Tỉnh (1522-1566), ông thi đỗ vũ cử (vũ quan). Sau .đó đi du lịch khắp nơi, quan sát vùng biên ải, đề xuất rất nhiều kế sách tết trong việc kiến thiết biên phòng cho nhà đương cục, nhưng chưa được thục hiện. Ông  buồn từ quan, về ở ẩn nơi hương lý, ra sức nghiên cứu y học. Về già, y thuật tinh chuyên, trị bịnh chưa có ai không khỏi. Ông nghiên cứu châm cứu học đặc biệt tinh thâm. Ông thường than rằng gần đây ngành châm cứu có nhiều sai lầm, nên chính tay rèn đúc ba hình người bằng đồng để họ châm cứu, một ngươi đàn ông, một người đàn bà, một trẻ con; dùng ba mẫu người để

học huyệt đạo nơi thân thể con nguồn, không sai tơ tóc. Ông là người kế thừa Vương Duy Nhất, đời Tống cách 500 năm trước,lại là một y gia đúc ngồi đồng để nghiên cứu môn học châm cứu ông còn rất chú trọng nghiên cứu lý luận của môn châm cứu ông thấy phần lớn sách vở châm cứu đương thời đều rất thô sơ, nên ông quay lại đọc  yếu chỉ của Nội Kinh’ ‘Nạn Kinh’, nghiên cứu học thuyết của các nhà qua các sách ‘Đồng Nhân’, ‘Minh Đường’, biên soạn thành hai quyển ‘Châm Cứu Tiết Yếu’ và ‘Châm Cứu Tụ Anh’.

Châm Cứu Tiết Yếu gồm ba quyển, lại có tên ‘Châm Cứu Tế Nam Yếu Chỉ’  ghi chép kinh văn có liên quan đến châm cứu của ‘Nội kinh’, ‘Nạn kinh’, là một quyển y kinh rất có giá trị tham khảo giúp cho việc học tập của y sinh châm cứu. ‘Châm

Cứu Tụ Anh’ gồm bốn quyển, lại có tên ‘Châm Cứu Tụ Anh Phát Huy’. Mục đích biên soạn sách này của họ Cao là vì các sách viết về ,Tố Vấn’, ‘Nạn kinh’ giống nhau thì ít, mà khác nhau thì nhiều. Nay lấy chỗ giống nhau, nghị luận các chỗ khác nhau, cho nên có tên là ‘tụ anh’ (gom các chỗ tốt lại). Sách này sưu tập học thuyết châm cứu của các y gia từ đời Minh trở về trước, nội dung lý luận cơ bản của Trung y có liên quan, ca phú về châm cứu, v. v..., đồng thời ông đề xuất một số kiến giải học

thuật của mình, có không ít chỗ đáng được học. Vì vậy, sách này tương đối có ảnh hưởng đối với giới học thuật, luôn được người học châm cứu tôn sùng, là một tư liệu tham khảo trọng yếu cho việc nghiên cứu châm cứu học.