Hôm nay 134
Hôm qua 113
Tuần này 580
Tháng này 3693
Tất cả 14049



Sách Xưa

Nạn Kinh từ nạn 61-70

Tác giả: Lương Y Trần Nam Hoàn

Ngày Đăng: 26 : 04 : 2012

NẠN THỨ 61

Dịch nghĩa

            Trong y kinh nói: thầy thuốc thông qua vọng chẩn mà biết được bệnh, thì gọi là thần, thông qua văn chẩn mà biết được bệnh, thì gọi là thánh, thông qua vấn chẩn mà biết được gọi là công, thông qua mạch chẩn mà biết được bệnh thì gọi là xão, có ý nghĩa như thế nào?

            TRẢ LỜI: vọng chẩn mà biết được bệnh tức là xem xét ở sắc, xuất hiện ở người bệnh mà hiểu được tình hình bệnh.

            Thông qua vấn chẩn mà hiểu được bệnh, tức là nghe ngũ âm mà biết được bệnh.

            Thông qua văn chẩn mà biết được bệnh, tức là hỏi về sự ham muốn ngũ vị, mà hiểu được nguyên nhân và bộ vị phát bệnh.

            Xem mạch mà biết được bệnh tức là xem mạch chỗ thốn khẩu, xét rõ mạch khí hư thực để biết được bệnh ở tạng nào phủ nào. Trong y kinh đã nói: căn cứ chứng trạng biểu hiện ra ở ngoài mà biết được bệnh gọi là thánh, ở ngoài chưa có chứng trạng gì biểu hiện mà có thể xét biết ở trong đã có bệnh, gọi là thần. Những điều nói trên là có ý nghĩa như vậy.

NẠN THỨ 62

Dịch nghĩa

            HỎI: kinh mạch của ngũ tạng đều có 5 huyệt tĩnh, huỳnh, du, kinh, hợp. Mà kinh mạch của lục phủ mỗi kinh lại có sáu huyệt đó là vì lẽ gì?

            TRẢ LỜI: kinh mạch của lục phủ đều là thuộc dương. Khí tam tiêu vận hành ở giữa các kinh dương, cho nên đã thêm vào một huyệt gọi là nguyên, vì thế mỗi kinh dương của lục phủ đều có sáu huyệt, cũng tức là mỗi đường kinh dương đều thông với khí của tam triêu, cùng nhau giữ gìn các quan hệ, một khí thông suốt lẫn nhau.

NẠN THỨ 63

Dịch nghĩa

            HỎI: trong kinh “thập biến” của thời xưa có nói: những du huyệt, huỳnh hợp của các kinh mạch thuộc ngũ tạng lục phủ đều lấy huyệt tĩnh làm huyệt bắt đầu, là vì lẽ gì?

            TRẢ LỜI: vì hàm nghĩa của huyệt tĩnh là ví như mặt trời ở phương đông và mùa xuân còn hướng lên sự tươi tốt. Mùa xuân là thời kỳ vạn vật bắt đầu nẩy mầm sinh trưởng, các thứ côn trùng ẩn nấp, giống như đã qua được sự đe dọa của khí lạnh mùa đông  mà hoạt động trở lại, côn trùng bay lượn nhu động, những vật đang sống đều phải lấy mùa xuân mà sinh, cho nên mỗi năm là bắt đầu ở mùa xuân, mỗi ngày bắt đầu ở giáp vì thế lấy huyệt tĩnh làm huyệt bắt đầu.

NẠN THỨ 64

Dịch nghĩa

            HỎI: trong kinh Thập Biến của thời xưa có nói:

            Huyệt tĩnh của kinh âm thuộc mộc.

Huyệt tĩnh của kinh dương thuộc kim. Huyệt huỳnh của kinh âm thuộc hoả. Huyệt huỳnh của kinh dương thuộc thủy. Huyệt du của kinh âm thuộc thổ. Huyệt du của kinh dương thuộc Mộc. Huyệt kinh của kinh âm thuộc kim. Huyệt kinh của kinh dương thuộc hoả. Huyệt hợp của kinh âm thuộc thủy. Huyệt hợp của kinh dương thuộc thổ. Đó là ý nghĩa như thế nào?

            TRẢ LỜI: vì dương tính cương, âm tính nhu, đây là việc cương nhu phối hợp với nhau. Ví dụ như huyệt tĩnh của kinh am là ất mộc, huyệt tĩnh của kinh dương là canh kim, canh kim là huyệt tĩnh của kinh dương, là cương của ất mộc huyệt tĩnh của kinh âm, ất mộc huyệt tĩnh của kinh âm là nhu của canh kim huyệt tĩnh của kinh dương. At trong thiên can là âm mộc, cho nên nói huyệt tĩnh của kinh âm thuộc mộc; canh trong thiên can là dương kim cho nên nói huyệt tĩnh trong kinh dương thuộc kim. Sự phối hợp âm dương của các huyệt khác đều có thể theo lẽ đó mà suy ra.

NẠN THỨ 65

Dịch nghĩa

            HỎI: trong y kinh nói: khí của kinh mạch chiĩ« ra gọi là huyệt tĩnh, chỗ vào gọi là huyệt hợp, lý luận này là theo ở chỗ nào?

            TRẢ LỜI: chỗ ra gọi là tĩnh, cũng giống như mùa xuân vạn vật bắt đầu phát sinh, ví dụ với khí của kinh lạc bắt đầu phát sinh ở huyệt tĩnh, cho nên nói chỗ ra là tĩnh, chỗ vào là hợp, ví như mùa đông, dương khí thu liễm ẩn tàng, cho nên chỗ vào là hợp.

NẠN THỨ 66

Dịch nghĩa

            Trong y kinh nói:

            Huyệt nguyên của kinh phế ở huyệt thái uyên.

            Huyệt nguyên của tâm bào ở huyệt đại lăng.

            Huyệt nguyên của kinh can ở huyệt thái xung.

            Huyệt nguyên của kinh tỳ ở huyệt thái bạch

            Huyệt nguyên của kinh thận ở huyệt thái khê

            Huyệt nguyên của kinh tâm ở huyệt thần môn

            Huyệt nguyên của kinh đởm ở huyệt khâu khư

            Huyệt nguyên của kinh vị ở huyệt xung dương

            Huyệt nguyên của kinh tam tiêu ở huyệt dương trì

            Huyệt nguyên của kinh bàng quang ở huyệt kinh cốt.

            Huyệt nguyên của kinh đại trường ở huyệt hợp cốc.

            Huyệt nguyên của kinh tiểu trường ở huyệt uyển cốt.

            12 kinh đều lấy huyệt du laàam huyện Nguyên là vì sao?

            TRẢ LỜI: động khí ở dưới rốn, giữa hai quả thận, là sinh mệnh của người ta, căn bản của 12 kinh mạch. Cho nên gọi là nguyên khí. Khí tamn tiêu là nhánh rẽ ra của nguyên khí. Có công năng chủ yếu là lưu thông vận hành ba khí (vinh khí, vệ khí, tông khí) đi khắp ở ngũ tạng lục phủ. Gọi là Nguyên, caáai danh hiệu cao quý của tam tiêu. Cho nên huyệt mà khí tam tiêu dừng lại gọi là huyệt nguyên. Khí ngũ tạng lục phủ có bệnh, đều có thể dùng huyệt nguyên để chữa.

NẠN THỨ 67

Dịch nghĩa

            HỎI: huyệt Mộ của ngũ tạng đều ở phần Am, mà huyệt du ở phần dương là vì sao?

            TRẢ LỜI: vì nội tạng hoặc âm kinh có bệnh thì bệnh khí thường đi ra huyệt du ở phần dương, phần thể biểu hoặc dương kinh có bệnh thì bệnh khí thường đi vào huyệt Mộ ở phần âm. Cho nên huyệt mộ đều ở vùng ngực bụng, theo ở âm để dẫn đường, có thể chữa được bệnh dương, huyệt du đều ở phần lưng, theo ở dương để dẫn âm, có thể chữa được bệnh âm.

NẠN THỨ 68

Dịch nghĩa

            HỎI: chỗ mạch khí ra, như đầu nguồn nước trong nguồn chẩy ra, gọi là huyệt tĩnh.

            Chỗ mạch khí trôi giống như giòng nước nhỏ vừa chẩy ra, gọi là huyệt huỳnh.

            Chỗ mạch khí chẩy dồn giống như nước chẩy từ chỗ cạn đến chổ sâu, gọi là du.

            Chỗ mạch khí lưu hành giống như nước chẩy nhanh qua ngòi rãnh, gọi là huyệt kinh.

            Chỗ mạch khí đi vào giống như trăm nguồn sông hợp lại chảy vào biển gọi là huyệt hợp.

            Huyệt tĩnh chủ trị các chừng trướng đầy tích trướng ở tim ngực trở xuống.

            Huyệt huỳnh chủ trị bệnh nhiệt của toàn thân.

            Huyệt du chủ trị chứng thân mình mỏi nặng các khớp đau nhức.

            Huyệt kinh chủ trị các chứng khí suyễn ho và phát sốt sợ rét.

            Huyệt hợp chủ trị chứng tinh khí quyết nghịch và tân dịch tiết ra ngoài.

            Những điều đó tức là bệnh chứng mà các huyệt tĩnh, huỳnh du, kinh, hợp của 12 kinh mạch thuộc ngũ tạng lục phủ có thể chữa được.

NẠN THỨ 69

Dịch nghĩa

            HỎI: chữa chứng hư dùng phép bổ

            Chữa chứng thực dùng phép tả

            Chứng không thực không hư, thì có thể lấy huyệt ở bản kinh mà chữa, là ý nghĩa như thế nào?

            TRẢ LỜI: huyệt của các kinh theo quy luật của ngũ hành đều có quan hệ tương sinh mẹ con, nếu là chứng hư thì nên bổ vào kinh mẹ hoặc huyệt mẹ, chứng thực thì nên tả vào kinh con hoặc huyệt con. Nói chung thì khi chữa nên bổ trước tả sau. Còn về chứng không thực không hư thì có thể lấy huyệt ở bản kinh để chữa, bởi vì đó là bệnh tự bản kinh sinh ra, không phải là bị ảnh hưởng của bệnh của kinh khác truyền đến, cho nên cần chữa vào kinh tự sinh bệnh là chính, không cần phải bổ mẹ tả con ở kinh khác, vì thế nói dùng huyệt ở bản kinh để chữa.

NẠN THỨ 70

Dịch nghĩa

HỎI:Trong Y kinh nói: hai mùa xuân hạ nên châm nông, hai mùa thu đông nên châm sâu là vì sao?

TRẢ LỜI:Hai mùa xuân hạ dương khí trong tự nhiên giới bốc lên phần trên, dương khí của cơ thể cũng nổi lên ở tầng ngoài da, cho nên châm nông, hai mùa thu đông dương khí trong tự nhiên giới chìm xuống ở dưới, dương khí của cơ thể cũng ẩn dấu ở phía dưới da, chỗ sâu trong thịt, cho nên cần châm vào chỗ hơi sâu.

HỎI: Mùa xuân mùa hạ đều châm đến khí nhất âm, mùa thu mùa đông đều châm đến khí nhất dương, là ý nghĩa như thế nào?

TRẢ LỜI: vì mùa xuân hạ khí hậu ấm nóng, dương khí thịnh hơn, cần phải lôi kéo khí nhất âm vượt lên để nuôi dưỡng cho nên khi bắt đầu châm vào, cần châm sâu đến phần gân xương liên thuộc với can thận, đợi sau khi đắc khí rồi, lại nhấc kim lên, để kéo âm khí của can thận đạt lên phần dương. Mùa thu đông khí hậu mát lạnh mà âm khí thịnh hơn, cần phải lôi kéo khí nhất dương đi xuống để dưỡng âm, cho nên khi bắt đầu châm cần châm nông ở phần da, phần huyết cùng liên thuộc với tâm phế, đợi khi đắc khí rồi, lại cắm kim vào, để đẩy dương khí của tâm phế xuống sâu đến phần âm, như thế tức là cách châm về mùa xuân hạ cần phải lôi kéo khí nhất âm lấy âm nuôi dương, về mùa thu mùa đông cần phải lôi kéo khí nhất dương, lấy dương nuôi âm.