Hôm nay 2
Hôm qua 200
Tuần này 648
Tháng này 3761
Tất cả 14117



Sách Xưa

Nạn Kinh từ nạn 41-50

Tác giả: Lương Y Trần Nam Hoàn

Ngày Đăng: 26 : 04 : 2012

NẠN THỨ 41

Dịch nghĩa

            HỎI: riêng gan có hai lá đó là tương ứng với cái gì?

            TRẢ LỜI: trong ngũ hành can phối hợp với mộc ở phương đông, mộc là hiện tượng của khí sinh phát mùa xuân, mùa xuân vạn vậ bắt đầu nẩy mầm sinh trưởng, còn là thời kỳ non trẻ, không biết phân biệt vật tương thân, chỉ gần với lệnh mùa đông, cách lệnh mùa hạ, cũng chưa xa ở vào giữa khoảng mùa đông, cho nên có phần theo ở dương, có phần theo ở âm, can có hai lá cũng như là cây chia thành hai phía.

(tiếp theo)

NẠN THỨ 42

Dịch nghĩa

            HỎI: trường vị của người ta dài ngắn bao nhiêu? Mỗi thứ chứa đựng được bao nhiêu?

TRẢ LỜI: Vị vòng quanh dài một xích năm thốn, trực kinh năm thốn, độ dài hai xích sáu thốn, có thể thu nạp được ba đấu năm thăng thức ăn, trong đó thường lưu trữ thức ăn hai đấu, nước một đấu năm thăng.

Tiểu trường vòng quanh dài hai thốn rưỡi, trực kính tám phân và một phần ba phân, dài ba trượng hai xích, dung lượng chứa được hai đấu, bốn thăng thức ăn, sáu thăng ba cáp và hai phần ba cáp nước.

Hồi trường vòng quang dài bốn thốn, trực kính một thốn rưỡi, dài hai trượng một xích, chứa đựng được một đấu thức ăn, bảy thăng rưỡi nước.

Quảng trường vòng quanh dài 8 thốn, trực kính hai thốn rưỡi, dài hai xích tám thốn, có thể chịu đựng chín thăng, ba cáp và một phần tám cáp cặn bã thức ăn.

Như vậy độ dài của trường vị nói chung là năm trượng tám xích, bốn thốn, có thể thu nạp được tám đấu bảy thăng, sáu cáp là một phần tám cáp thức ăn (theo các số nói trên cộng lại thì đáng lẽ là chín đấu hai thăng, một cáo và hai phần ba cáp mới đúng, nguyên văn ở đây có sự chép sai). Đó tức là độ dài ngắn và tổng số chứa đựng thưc ăn uống của trường vị.

            Can nặng bốn cân bốn lạng, bên tả có ba lá, bên hữu có bốn lá cộng lại có bảy lá, chủ việc tàng hồn. Tâm nặng hai lạng, trong đó bảy lỗ, ba lông chứa đựng ba cáp tinh thấp, chủ việc tàng thần. Tỳ nặng hai cân, ba lạng, rộng ba thốn, dài năm thốn, còn có tổ chức mỡ nửa cân, chủ việc bọ tụ huyết dịch, ôn dưỡng ngũ tạng chủ việc tàng ý. Phế nặng ba cân ba lạng, có sáu lá hai tai, cộng lại tám lá, chủ việc tàng phách. Thận có hai quả nặng một cân một lạng, chủ việc tàng chí.

            Đởm ở giữa hai lá ngắn của can, nặng ba lạng, ba thử, chứa đựng ba cáp tinh chấp. Vị nặng hai cân, hai lạng, độ dài quang là hai xích sáu thốn, vòng quanh dài một xích năm thốn, chứa đựng được hai đấu thức ăn một đấu năm thăng nước. Tiểu trường năng hai cân 14 lạng, dài ba trựơng hai xích rộng hai thốn rưỡi, trực kính tám phân và một phần ba phân, quanh về phía tả thành 16 khúc, chứa d8ựng được hai đấu bốn thăng thức ăn, sáu thăng hai cáp và hai phần ba cáp nước. Đại trường nặng hai cân, 12 lạng, dài hai trượng một xích, rộng bốn thốn, trực kính một thốn, ở dưới rốn quanh về bên hữu có 16 khúc, chứa đựng được một đấu thức ăn, bảy thăng rưỡi nước. Bàng quang nặng 9 lạng hai thù, bề rộng 9 thốn, chứa đựng được chín thăng chín cáp nước tiểu.

            Miệng rộng hai thốn rưỡi, độ dài từ môi đến răng chín phân, độ sâu từ sau răng đến hội yếm ba thốn rưỡi, miệng rộng chứa đựng năm cáp. Lưỡi nặng 10 lạng, dài bảy thốn, rộng hai thốn rưỡi, từ họng ăn đến dạ dày dài một xích sáu thốn. Họng thở nặng 12 lạng, rộng hai thốn, dài một xích hai thốn, tính có chín đốt. Giang môn nặng 12 lạng, độ vòng quanh tám thốn, trực kính hai thốn và hai phần ba thốn, dài hai xích tám thốn, chứa đựng cặn bã thức ăn chín thăng ba cáp.

NẠN THỨ 43

Dịch nghĩa

            HỎI: người không ăn uống bảy ngày thì chết là cớ vì sao?

            TRẢ LỜI: trong dạ dày người ta thường tồn tại hai đấu thức ăn, một đấu năm thăng nước. Nói chung người khoẻ mạnh mỗi ngày đi đại tiện hai lần, mỗi lần bài xuất hai thăng rưỡi phân, một ngày bài xuất năm phân, bảy ngày thì bài xuất hết ba đấu năm thăng, làm cho thức ăn uống trong vị dần dần bài tiết sạch. Cho nên người khoẻ mạnh bảy ngày không ăn thì chết, tức là vì thức ăn uống và tân dịch hoá sinh ở trọng vị đều đã hết kiệt, làm cho hết nguồn dinh dưỡng mà chết.

NẠN THỨ 44

Dịch nghĩa

            HỎI: bảy xung môn là những chỗ nào?

            TRẢ LỜI: môi là phi môn, răng là hộ môn. Hội yếm chỗ khí quản và thực quản giao nhau là hấp môn, miệng trên dạ dày là bí môn, miệng dưới dạ dày là u môn, chỗ đại trường tiểu trường giao nhau là lan môn, giang môn chỗ thấp nhất của đường tiêu hoá tức là phách môn, bảy chỗ ấy là đường xung yếu trong hệ thống tiêu hoá, cho nên gọi là bảy xung môn.

NẠN THỨ 45

Dịch nghĩa

            HỎI: bát hội nói trong y kinh là những chỗ nào?

            TRẢ LỜI: chỗ hội tụ của khí lục phủ ở huyệt trung quản của mạch nhâm.

Chỗ hội tụ của khí ngũ tạng ở huyệt chương môn của kinh can.

Chỗ hội tụ của gân ở huyệt dương lăng tuyền của kinh đởm.

Chỗ hội tụ của tủy ở huyệt tuyệt cốt (tức huyền chung) của kinh đởm.

Chỗ hội tụ của huyết ở huyệt cách du của kinh bàng quang

Chỗ hội tụ của mạch ở huyệt thái uyên của kinh phế.

Chỗ hội tụ của khí ở ngoài màng tam tiêu, cũng tức là huyệt đản trung của mạch nhâm ở chính giữa hai vú. Nói chung do nhiệt tà gây ra bệnh của tạng, phủ, khí huyết, gân, mạch, xương, tuỷ, đều có thể dùng những huyệt ở chỗ tụ hội để điều trị.

 

NẠN THỨ 46

            Dịch nghĩa

            HỎI: người già nằm không ngủ say được, người khoẻ thì ngủ say khó tỉnh dậy là vì lẽ gì?

            TRẢ LỜI: trong y kinh nói: người trẻ là khoẻ khí huyết dồi dào, da thịt trơn lợi, đường khí thông suốt, sự vận hành của vinh khí, vệ khí đều rất bình thường, cho nên ban ngày tinh thần tỉnh táo, ban đêm ngủ rất say và khó tỉnh giấc. Người già khí huyết suy thiếu, cơ nhục không trơn nhuận, vinh vệ vận hành mất thường độ, cho nên ban ngày thì tinh thần không tỉnh táo, ban đên thì khó ngủ. Vì thế biết rằng người già về ban đêm thường là khó ngủ.

NẠN THỨ 47

            Dịch nghĩa

            HỎI: mặt chịu được rét nhiều hơn là vì lẽ gì?

            TRẢ LỜI: vì vùng đầu của người ta là chỗ tụ hội của sáu kinh dương, các mạch của kinh âm đều lên đến cổ ngực rồi quày lại chỉ có sáu kinh dương thì đều lên đến đầu, cho nên mặt người ta chịu được rét nhiều hơn.

NẠN THỨ 48

            Dịch nghĩa

            HỎI: người ta có ba hư, ba thực là ý nghĩa như thế nào?

            TRẢ LỜI: ba hư, ba thực tức là nói mạch có hư thực, bệnh có hư thực, chẩn có hư thực, hư thực của mạch nói chung thì nhỏ, mềm, vô lực, cứng căng có lực là thực. Hư thực của bệnh thì có thể theo vào ba phương diện để nói:

            1.- Do bệnh ở trong truyền ra ngoài thuộc hư, do bệnh ở ngoài truyền vào trong thuộc thực.

            2.-Bệnh đã lâu mà nói năng như thường thuộc hư, bệnh mới phát mà không nói được thuộc thực.

            3.- Bệnh nhân tính tiến triển từ từ thuôc hư, bệnh cấp tính phát ra đột ngột thuộc thực. Hư thực của chẩn tức là: sờ nắn vào chổ đau thấy mềm nhũn thuộc hư. Cứng rắn thuộc thực. Có cảm giác đau thuộc thực, nếu chỉ đau ở phần ngoài mà trong cơ thể vẫn cảm thấy dễ chịu thế là ngoài thực trong hư. Trong cơ thể có đau mà phần ngoài vẫn cảm thấy dễ chịu. Thế là trong thực ngoài hư. Như vậy tức là nói đại cương về cách phân biệt hư thực.

NẠN KINH 49

            Dịch nghĩa

            HỎI: Bệnh tật hình thành có trường hợp là do chính kinh bị bệnh, cũng có trường hợp do ngũ tà xâm phạm thì làm thế nào để phân biệt?

            TRẢ LỜI: trong y kinh nói: ưu sầu quá độ sẽ hại tâm, hình thể bị lạnh, ăn uống thứ lạnh thì hại phế, oán giận tức bực kích động tâm tình, khí xông ngược lên thì hại gan, ăn uống kông chừng độ, lao động quá sức thì hại tỳ, ngồi lâu chỗ ẩm thấp, sau khi lao động nặng nhọc rồi tắm thì hại thận, đó là là tình trạng chính kinh trị tự bị bệnh.

            HỎI:thế nào gọi là ngũ tà?

            TRẢ LỜI: bị trúng phong, bị thương thử, ăn uống thất thường, lao động khó nhọc, bị cam hàn, bị trúng thấp. Đó là ngũ tà.

            HỎI: giả như kinh tâm phát bệnh thì căn cứ vào cái gì mà biết được phong tà?

            TRẢ LỜI: vì ở mặt xuất hiện vết đỏ, vì sao như vậy? Vì phong thộc mộc, phong khí thông vào can, can mộc chủ về ngũ sắc, có thể theo phương diện mầu sắc; để xét biết tình hình năm tạng bị bệnh. Bệnh tà xâm phạm vào can thì hiện ra sắc xanh, xâm phạm vào tâm thì hiện ra sắc đỏ, xâm phạm vào tỳ thì hiện ra sắc vàng, xâm phạm vào phế thì hiện ra sắc trắng, xâm phạm vào thận thì hiện ra sắc đen. Vì phong tà thông với can mộc xâm vào tâm cho nên nói đặc trưng là ở mặt xuất hiện sắc đỏ, đồng thời về phương diện chứng trạng có thể kiêm có triệu chứng số là bệnh tâm và dưới sườn trướng đau là bệnh Can. Về phương diện mạch cũng sẽ xuất hiện mạch phù đại là mạch tâm mà kiêm có hiện tượng huyền là mạch can.

            HỎI: Bệnh của kinh tâm căn cứ vào cái gì mà biết được là bị cảm thử tà?

            TRẢ LỜI: vì dương sợ mùi khét, vì sao nói như vậy? Vì thử thuộc hoả, thử khí thông vào tâm, tâm hoả chủ năm mùi, có thể theo ở hai phương diện mùi. Hỏi để xét biết tình hình bệnh ngũ tạng. Bệnh tà xâm vào tâm thì ghét mùi khét, xâm vào tỳ thì ghét mùi thơm, xâm vào can thì ghét mùi hôi, xâm vào thận thì ghét mùi thối, xâm vào phế thì ghét mùi tanh. Cho nên biết bệnh ở kinh tâm, nếu bị cảm thử tà, thì có đặc trưng là ghét mùi khét, đồng thời về phương diện chứng trạng có thể phát ra các chứng sốt, phiền nóng vật vã không yên, đau tim là bệnh của tâm, về phương diện mạch cũng sẽ xuất hiện mạch phù đại mà hơi tán là mạch của tâm.

            HỎI: bệnh của kinh tâm căn cứ  vào cái gì mà biết là do ăn uống thất thường hoặc lao động quá sức?

            TRẢ LỜI: Người bệnh đương thích vị đắng nếu thuộc hư thì không muốn ăn, thuộc thực thì vẫn muốn ăn. Vì sao nói như vậy? Vì rằng chất dinh dưỡng của thức ăn phân phố khắp toàn thân là do sự vận hoá của tỳ, tỳ thộc thổ, chủ về ngũ vị, có thể theo phương diện yêu thích mùi vị, mà biết được tình hình ngũ tạng bị bệnh. Bệnh tà xâm vào can, thì thích vị chua, xâm vào tâm thì thích vị đắng, xâm vào phế thì thích vị cay, xâm vào thận thì thích vị mặn, xâm vào tỳ thì thích vị ngọt. Cho nên vì ăn uống thất thường, vì lao động quá sức là tỳ có tà, xâm phạm vào tâm thì có đặc trưng là thích ăn vị đắng. Đồng thời về phương diện chứng trạng có thể kiếm các chứng minh nóng là bệnh thuộc tâm và các chứng mình nặng, thích nằm lười cử động, tay chân rũ mỏi là bệnh thuộc tỳ ; về phương diện mạch, cũng sẽ xuất hiện mạch phù đại thuộc mạch tâm và kiêm có hiện tượng hoãn là thuộc mạch tỳ.

            HỎI: Bệnh của kinh tâm căn cứ vào cái gì mà biết được là bệnh hàn tà?

            TRẢ LỜI: người bệnh có biểu hiện nói mê loại., vì sao nói như vậy? Vì hàn tà xâm phạm vào phế, phế thuộc kim chủ về thanh âm, có thể theo ở phương diện thanh âm để xét biết tình hình bệnh ngũ tạng. Bệnh tà xâm vào can thì phát ra tiếng hét, xâm vào tâm thì nói mê, xâm vào tỳ thì phát ra tiếng ca, xâm vào thận thì phát ra tiếng rên, xâm vào phế thì phát ra tiếng khóc. Cho nên biết được vì cảm hàn là tà của phế xâm vào tâm, thì sẽ có đặc trưng là nói mê loạn. Đồng thời về phương diện chứng trạng, có thể kiêm có chứng mình sốt là bệnh của tâm, và các chứng rét run sợ lạnh, hoặc ho suyễn là bệnh của phế. Về phương diện mạch cũng sẽ xuất hiện mạch phù đại là mạch của tâm mà kiêm có hiện tượng sáp là mạch thuộc phế.

            HỎI: bệnh của kinh tâm, căn cứ vào cái gì mà biết được là bị cảm thấp tà?

            TRẢ LỜI: Người bệnh có hiện tượng mồ hôi ra không chỉ. Vì sao nói như vậy?  Bởi vì thấp tà thì hại thận, mà thận thì làm chủ ngũ dịch, có thể theo ở phương diện thủy dịch để xét biết tình hình ngũ tạng bị bệnh. Bệnh tà xâm vào can thì hoá sinh nước mắt, xâm vào tâm thì hoá sinh mồ hôi, xâm vào tỳ thì hoá sinh nước bọt, xâm vào phế thì hoá sinh nước mũi, xâm vào thận thì hoá sinh nước giải. Cho nên biết rằng bị cảm thấp gây nên, nên thận tà xâm vào tâm, thì có đặc trưng là mồ hôi ra không dứt. đồng thời ở phương diện chứng trạng có thể cùng xuất hiện chứng mình sốt là bệnh của tâm, và chứng đau ở bụng dưới, lạnh buốt ở ống chân là bệnh của thận. Về phương diện mạch cũng sẽ xuất hiện mạch trầm nhu là mạch thuộc thận mà kiêm có hiện tượng đại là mạch thuộc tâm. Những điều nói trên là đại khái về cách xem xét bệnh vì ngũ tà gây nên.

NẠN KINH 50

            Dịch nghĩa

            HỎI: ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh thì có hư tà, thực tà, tặc tà, vi tà, chính tà, những thứ này nên phân biệt như thế nào?

            TRẢ LỜI: Mỗi tạng thuộc với ngũ hành đều có quan hệ tương sinh tương khắc, bệnh tà truyền từ mẹ đến tạng con thì ta gọi là hư tà; bệnh tà ở tạng con truyền đến tạng mẹ thì gọi là thực tà, bệnh tà từ tạng yếu truyền đến tạng bị khắc thì gọi là tặc tà; bệnh tà từ tạng yếu truyền đến tạng mạnh khắc mình thì gọi là vi tà, bản tạng bị bệnh tà cũng thuộc tính xâm phạm vào gây ra bệnh thì gọi là chính tà, nói như vậy là như thế nào? Lấy bệnh tâm làm ví dụ: khi tâm bị phong là gây ra bệnh gọi là hư tà, (phong hại can, can mộc là mẹ tâm hoả) bị thử tà xâm phạm gây ra bệnh thì gọi là chính tà (thử thuộc hoả, cùng thuộc loại với tâm) bị ăn uống không chừng mực, lao động mệt nhọc quá độ gây ra bệnh thì gọi là thực tà (vì tỳ thổ con tâm hoả) bị hàn tà xâm phạm gây ra bệnh thì gọi là vi tà (hàn hại phế, phế kim bị tâm hoả khắc)bị thấp tà xâm vào gây ra bệnh, thì gọi là tặc tà (thủy thấp hại thận, tâm hoả bị thận thủy khắc).