Hôm nay 121
Hôm qua 113
Tuần này 567
Tháng này 3680
Tất cả 14036



Bệnh án nay

Có thai bị rong huyết

Tác giả: TRẦN NAM HOÀN

Ngày Đăng: 27 : 06 : 2012

KINH NGHIỆM

Năm 1985 khi tôi còn đang công tác tại Phòng Khám Khu Vực 1 Quận Tân Bình, tôi có gặp một trường hợp :

          Một cô y tá ngày hôm ấy tôi thấy sắc mặt rất buồn, hỏi ra mới biết cô có người nhà là chị có thai 8 tháng mà tự nhiên ra huyết, phải vào bệnh viện mà cũng không hết, lúc ra, lúc không có nguy cơ dọa xẩy thai, gia đình rất buồn vì không biết nguyên nhân tại sao? Tình trạng kéo dài 5,6 ngày Không phải do chấn thương té ngã hay làm việc nặng, vào bệnh viện đáng lẽ đơ, nhưng cũng không thuyên giảm.

          Thấy vậy tôi mới hỏi thăm hoàn cảnh, cách chăm sóc thai phụ, và cách ăn uống tôi mới khám phá ra rằng :

          Gia đình được người nha, ngoài Hà Nội gởi cho mấy ký Ý DĨ , thế là người nhà cứ cho là nấu chè ăn rất bổ, nhất là người có thai ăn nhiều để cho có sức, cho nên khi vào bệnh viện cũng mỗi ngày mang vào một cà mèn chè Ý DĨ để thai phụ dùng, chính vì điểm mấu chốt này mà dựng phụ không khỏi được bệnh rong huyết.

          Đến khi tôi nói: do vị ý dĩ này, hãy ngưng thì sẽ khỏi! Và đúng thế, ngưng thì ngay ngày hôm sau dựng phụ dần dần phục hồi. Đúng là một phen khủng khoảng.

          Ta thấy vị ý dĩ là một vị thức ăn, cũng là vị thuốc trừ thấp, tiêu ứ rất là hay: sưng chân do thấp nhiệt hay bụng bị ứ nước phù thủng thì ý dĩ là vị thuốc, thức ăn khó có thể thiếu trong các bệnh này, thế nhưng thai phụ là cần phải ứ nước ối để dưỡng bào thai mà ta lại tháo nước trong bụng ra thì khác nào làm hại cái thai vậy. Cá không có nước làm sao vẫy vùng.

          Như trên ta thấy rõ ràng, tôi đã cứu nguy được một bệnh. Ngoài sách vở mà không rời sách vở.

          Như uống nước rễ cỏ tranh mà đông y gọi là Bạch Mao Căn cũng có tác dụng lợi tiểu trừ thấp, cũng có tác dụng tháo ối ra bằng hết. Thấy thế mà sợ….

Mà tương tự như thế chắc cũng nhiều, vì dụ như bệnh nhân thích ăn món gì nhiều qua, hay lạm dụng một thứ thuốc bổ nào quá nhiều thì cũng sinh ra bệnh. Ta thử nói chuyện, kiểm tra sở thích bệnh nhân xem, họ thích ăn gì, uống gì, thích ở đâu, thích làm gì….lúc đó, biết đâu ta khám phá được nhiều điều hay trong cuộc đời trị bệnh của mình.

          Một chút để nhớ cho cuộc đời tươi đẹp.

LƯƠNG Y TRẦN NAM HOÀN